Chọn người để kết giao, chọn nơi để phát triển - Ken Coleman
Chúng ta dành một phần ba cuộc đời mình ở nơi làm việc. Nhưng ở ngoài kia, cứ mười người thì có tới bảy người không cảm thấy thỏa mãn hay hài lòng với những gì mình đang làm. Họ bị mắc kẹt với một công việc mà bản thân không hề yêu thích. Mỗi ngày, có hàng triệu người thức dậy chỉ để chìm trong chán chường và mệt mỏi, đi đến nơi làm việc mà không hề có chút hứng thú nào, chỉ trông ngóng đến cuối tuần và ngày nhận lương.
Tại sao lại như vậy? Tại sao họ lại không rời khỏi vị trí hiện thời và tiến đến công việc mà họ yêu thích? Vấn đề là do những giới hạn về niềm tin, là nỗi sợ, là sự tự cao, hoặc một vấn đề không thể nào cũ hơn được nữa - sự hoang mang, khi người ta không biết phải làm sao để bắt đầu hành trình dẫn tới công việc trong mơ của mình.
Mỗi người chúng ta đều được sinh ra để đảm nhận một vai trò có ý nghĩa, giúp ta có thể sống trọn vẹn, hạnh phúc và mang lại giá trị cho những người xung quanh. Hành trình vươn tới công việc mơ ước giống như một chuyến leo núi đường dài với không ít thử thách, nhưng những gì ta nhận được sau đó sẽ rất xứng đáng với khoản đầu tư của ta.
Trong cuốn sách “Chọn người để kết giao, chọn nơi để phát triển”, chuyên gia về xây dựng sự nghiệp Ken Coleman giới thiệu Quy tắc Khoảng cách - chiến lược có thể thay đổi hoàn toàn tư duy của bạn về việc theo đuổi nghề nghiệp yêu thích. Anh cung cấp một quy trình từng bước đơn giản để bạn có thể tận dụng tối đa những gì mình có, vững chắc gỡ bỏ những rào cản về tâm lý nhằm dồn lực tập trung vào các hành động cần thiết, và cuối cùng, có thể làm công việc ý nghĩa mà mình vẫn luôn ấp ủ.
Quy tắc Khoảng cách xoay quanh việc tiếp cận đúng người và ở đúng nơi phù hợp, tiến hành xây dựng mạng lưới các mối quan hệ chất lượng, song song với tích lũy kiến thức và kinh nghiệm từ những trải nghiệm thực tế. Một khi có thể áp dụng thuần thục Quy tắc Khoảng cách vào hành trình theo đuổi đam mê, thì chỉ sớm thôi, bạn sẽ đến được nơi mà bạn cần đến, bất kể bạn có thất bại và định bỏ cuộc bao nhiêu lần đi chăng nữa.
Không chỉ giới thiệu về Quy tắc Khoảng cách, trong “Chọn người để kết giao, chọn nơi để phát triển”, Ken Coleman còn kể lại rất nhiều câu chuyện thực tế về những người đã thay đổi thái độ và tư duy về sự nghiệp, không cam chịu bị mắc kẹt trong thực tại, kiên trì biến mong muốn thành hiện thực. Mỗi người xuất hiện trong sách đều là một ví dụ cho một khía cạnh nhất định của Quy tắc Khoảng cách, giúp người đọc hiểu rõ hơn cách biểu hiện của quy tắc này trong cuộc sống thực. Họ đã ngừng than vãn và chán chường để xắn tay áo lên hành động. Còn bạn thì sao? Công cuộc đổi nghề luôn đáng sợ và có thể khiến bất kỳ ai cũng phải choáng ngợp, nhưng nếu bạn dám cất bước đi đầu tiên đầy táo bạo tiến về phía trước, rất có thể bạn sẽ tạo ra được một bước ngoặt đầy chất lượng cho sự nghiệp cũng như cuộc sống cá nhân của mình.
Chúng ta dành một phần ba cuộc đời mình ở nơi làm việc. Nhưng ở ngoài kia, cứ mười người thì có tới bảy người không cảm thấy thỏa mãn hay hài lòng với những gì mình đang làm. Họ bị mắc kẹt với một công việc mà bản thân không hề yêu thích. Mỗi ngày, có hàng triệu người thức dậy chỉ để chìm trong chán chường và mệt mỏi, đi đến nơi làm việc mà không hề có chút hứng thú nào, chỉ trông ngóng đến cuối tuần và ngày nhận lương.
Tại sao lại như vậy? Tại sao họ lại không rời khỏi vị trí hiện thời và tiến đến công việc mà họ yêu thích? Vấn đề là do những giới hạn về niềm tin, là nỗi sợ, là sự tự cao, hoặc một vấn đề không thể nào cũ hơn được nữa - sự hoang mang, khi người ta không biết phải làm sao để bắt đầu hành trình dẫn tới công việc trong mơ của mình.
Mỗi người chúng ta đều được sinh ra để đảm nhận một vai trò có ý nghĩa, giúp ta có thể sống trọn vẹn, hạnh phúc và mang lại giá trị cho những người xung quanh. Hành trình vươn tới công việc mơ ước giống như một chuyến leo núi đường dài với không ít thử thách, nhưng những gì ta nhận được sau đó sẽ rất xứng đáng với khoản đầu tư của ta.
Trong cuốn sách “Chọn người để kết giao, chọn nơi để phát triển”, chuyên gia về xây dựng sự nghiệp Ken Coleman giới thiệu Quy tắc Khoảng cách - chiến lược có thể thay đổi hoàn toàn tư duy của bạn về việc theo đuổi nghề nghiệp yêu thích. Anh cung cấp một quy trình từng bước đơn giản để bạn có thể tận dụng tối đa những gì mình có, vững chắc gỡ bỏ những rào cản về tâm lý nhằm dồn lực tập trung vào các hành động cần thiết, và cuối cùng, có thể làm công việc ý nghĩa mà mình vẫn luôn ấp ủ.
Quy tắc Khoảng cách xoay quanh việc tiếp cận đúng người và ở đúng nơi phù hợp, tiến hành xây dựng mạng lưới các mối quan hệ chất lượng, song song với tích lũy kiến thức và kinh nghiệm từ những trải nghiệm thực tế. Một khi có thể áp dụng thuần thục Quy tắc Khoảng cách vào hành trình theo đuổi đam mê, thì chỉ sớm thôi, bạn sẽ đến được nơi mà bạn cần đến, bất kể bạn có thất bại và định bỏ cuộc bao nhiêu lần đi chăng nữa.
Không chỉ giới thiệu về Quy tắc Khoảng cách, trong “Chọn người để kết giao, chọn nơi để phát triển”, Ken Coleman còn kể lại rất nhiều câu chuyện thực tế về những người đã thay đổi thái độ và tư duy về sự nghiệp, không cam chịu bị mắc kẹt trong thực tại, kiên trì biến mong muốn thành hiện thực. Mỗi người xuất hiện trong sách đều là một ví dụ cho một khía cạnh nhất định của Quy tắc Khoảng cách, giúp người đọc hiểu rõ hơn cách biểu hiện của quy tắc này trong cuộc sống thực. Họ đã ngừng than vãn và chán chường để xắn tay áo lên hành động. Còn bạn thì sao? Công cuộc đổi nghề luôn đáng sợ và có thể khiến bất kỳ ai cũng phải choáng ngợp, nhưng nếu bạn dám cất bước đi đầu tiên đầy táo bạo tiến về phía trước, rất có thể bạn sẽ tạo ra được một bước ngoặt đầy chất lượng cho sự nghiệp cũng như cuộc sống cá nhân của mình.
Chúng ta dành một phần ba cuộc đời mình ở nơi làm việc. Nhưng ở ngoài kia, cứ mười người thì có tới bảy người không cảm thấy thỏa mãn hay hài lòng với những gì mình đang làm. Họ bị mắc kẹt với một công việc mà bản thân không hề yêu thích. Mỗi ngày, có hàng triệu người thức dậy chỉ để chìm trong chán chường và mệt mỏi, đi đến nơi làm việc mà không hề có chút hứng thú nào, chỉ trông ngóng đến cuối tuần và ngày nhận lương.
Tại sao lại như vậy? Tại sao họ lại không rời khỏi vị trí hiện thời và tiến đến công việc mà họ yêu thích? Vấn đề là do những giới hạn về niềm tin, là nỗi sợ, là sự tự cao, hoặc một vấn đề không thể nào cũ hơn được nữa - sự hoang mang, khi người ta không biết phải làm sao để bắt đầu hành trình dẫn tới công việc trong mơ của mình.
Mỗi người chúng ta đều được sinh ra để đảm nhận một vai trò có ý nghĩa, giúp ta có thể sống trọn vẹn, hạnh phúc và mang lại giá trị cho những người xung quanh. Hành trình vươn tới công việc mơ ước giống như một chuyến leo núi đường dài với không ít thử thách, nhưng những gì ta nhận được sau đó sẽ rất xứng đáng với khoản đầu tư của ta.
Trong cuốn sách “Chọn người để kết giao, chọn nơi để phát triển”, chuyên gia về xây dựng sự nghiệp Ken Coleman giới thiệu Quy tắc Khoảng cách - chiến lược có thể thay đổi hoàn toàn tư duy của bạn về việc theo đuổi nghề nghiệp yêu thích. Anh cung cấp một quy trình từng bước đơn giản để bạn có thể tận dụng tối đa những gì mình có, vững chắc gỡ bỏ những rào cản về tâm lý nhằm dồn lực tập trung vào các hành động cần thiết, và cuối cùng, có thể làm công việc ý nghĩa mà mình vẫn luôn ấp ủ.
Quy tắc Khoảng cách xoay quanh việc tiếp cận đúng người và ở đúng nơi phù hợp, tiến hành xây dựng mạng lưới các mối quan hệ chất lượng, song song với tích lũy kiến thức và kinh nghiệm từ những trải nghiệm thực tế. Một khi có thể áp dụng thuần thục Quy tắc Khoảng cách vào hành trình theo đuổi đam mê, thì chỉ sớm thôi, bạn sẽ đến được nơi mà bạn cần đến, bất kể bạn có thất bại và định bỏ cuộc bao nhiêu lần đi chăng nữa.
Không chỉ giới thiệu về Quy tắc Khoảng cách, trong “Chọn người để kết giao, chọn nơi để phát triển”, Ken Coleman còn kể lại rất nhiều câu chuyện thực tế về những người đã thay đổi thái độ và tư duy về sự nghiệp, không cam chịu bị mắc kẹt trong thực tại, kiên trì biến mong muốn thành hiện thực. Mỗi người xuất hiện trong sách đều là một ví dụ cho một khía cạnh nhất định của Quy tắc Khoảng cách, giúp người đọc hiểu rõ hơn cách biểu hiện của quy tắc này trong cuộc sống thực. Họ đã ngừng than vãn và chán chường để xắn tay áo lên hành động. Còn bạn thì sao? Công cuộc đổi nghề luôn đáng sợ và có thể khiến bất kỳ ai cũng phải choáng ngợp, nhưng nếu bạn dám cất bước đi đầu tiên đầy táo bạo tiến về phía trước, rất có thể bạn sẽ tạo ra được một bước ngoặt đầy chất lượng cho sự nghiệp cũng như cuộc sống cá nhân của mình.