Hướng dẫn chẩn đoán tâm lý tâm thần theo DSM-5 - Phạm Toàn

$39.00

Sau nhiều năm nghiên cứu và soạn thảo, Hiệp hội Chuyên gia Tâm thần Hoa Kỳ (APA) đã xuất bản cuốn Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm lý Tâm thần (DSM-5) vào giữa năm 2013. DSM-5 hàm chứa nội dung đầy đủ và khúc chiết cho việc chẩn đoán trên dưới 300 các thứ loại rối loạn tâm lý tâm thần, gồm cả những vấn đề, tuy chưa phải là bệnh lý, nhưng có có những dấu hiệu có thể dẫn đến những triệu chứng lâm sàng cần phải lưu ý. So với cuốn DSM-IV-TR trước đây thì DSM-5 đã có rất nhiều sửa đổi trên cả hai phương diện giáo khoa và thực hành. Tuy nhiên trên thực tế, trong vài năm qua DSM-5 vẫn chưa được một số các chuyên gia trong ngành tâm lý tâm thần áp dụng đầy đủ tại nhiều nơi trên thế giới. Thế nhưng, nhu cầu chung hiện nay trong các cộng đồng chuyên gia tâm lý tâm thần là đã đến lúc cần phải tuân thủ và sử dụng đúng tinh thần và nội dung đã được sửa đổi trong cuốn cẩm nang DSM-5 để có sự thống nhất, cập nhật và thuận lợi trong việc ghi chép vào hồ sơ bệnh án và thích ứng với luật bồi hoàn bảo hiểm y tế.

Để đáp ứng tình huống đã nêu trên, TS Phạm Toàn đã viết cuốn sách “Hướng dẫn Chẩn đoán Tâm lý Tâm thần theo DSM-5” này để phổ biến trong cộng đồng dân số sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Việt, với mục đích hỗ trợ cho các chuyên viên ở mọi nơi đang công tác trong lĩnh vực tâm lý tâm thần.

Quyển sách này được thiết kế dưới hình thức rút gọn, đơn giản để giải thích và hướng dẫn cách sử dụng các phần lý thuyết và thực hành dựa theo sự đổi mới của cuốn cẩm nang DSM-5. Trong nỗ lực làm thế nào cho tập sách thể hiện được đầy đủ các tính chất vừa tổng hợp lại vừa giản lược, dễ hiểu, nhưng vẫn phải hàm chứa đầy đủ các phần nội dung; tác giả đã dựa vào cách sắp xếp từng chương mục của các nhóm rối loạn như đã được liệt kê trong DSM-5 để trình bày và giải thích từng vấn đề. Đặc biệt, có rất nhiều ca thí dụ mẫu liên quan đến những rối loạn tâm lý tâm thần thuộc loại phổ biến được tác giả đưa vào tập sách này với mục đích giúp giải thích và hướng dẫn các bước thực hành để tiến đến sự chẩn đoán hợp lý, bao gồm các hình thức chẩn đoán phân biệt, chẩn đoán tạm thời, chẩn đoán chính thức. DSM-5 cũng đặc biệt lưu ý tầm quan trọng về sự ghi chú các trường hợp không đặc biệt và những đặc điểm, cũng như những trường hợp có hai hay nhiều bệnh xảy ra đồng thời.

Tóm lại, tổng quát tập sách Hướng dẫn chẩn đoán tâm lý tâm thần theo DSM-5 gồm các phần:

  • Phần I. Trình bày tổng quát về cách sử dụng các phần nội dung trong cuốn cẩm nang DSM-5.

  • Phần II. Bao gồm 20 chương, mỗi chương trình bày một nhóm rối loạn tâm thần tâm lý đã được DSM-5 thay đổi và xếp đặt lại, trong đó các phần lý thuyết về bệnh đã được tác giả tham khảo và biên soạn lại theo hình thức tóm lược, ngắn gọn và dễ hiểu.

  • Phần III: Bao gồm bảng chú giải các thuật ngữ chuyên ngành và bản chú giải các quan niệm về sự đau buồn mang tính chất văn hóa địa phương.

Mong rằng tập sách Hướng dẫn chẩn đoán tâm lý tâm thần theo DSM-5 sẽ là một dụng cụ rất tiện ích cho những người đang làm các công việc tra cứu, tham khảo liên quan đến các phần lý thuyết, chẩn đoán và trị liệu trong lĩnh vực tâm lý tâm thần.

Add To Cart

Sau nhiều năm nghiên cứu và soạn thảo, Hiệp hội Chuyên gia Tâm thần Hoa Kỳ (APA) đã xuất bản cuốn Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm lý Tâm thần (DSM-5) vào giữa năm 2013. DSM-5 hàm chứa nội dung đầy đủ và khúc chiết cho việc chẩn đoán trên dưới 300 các thứ loại rối loạn tâm lý tâm thần, gồm cả những vấn đề, tuy chưa phải là bệnh lý, nhưng có có những dấu hiệu có thể dẫn đến những triệu chứng lâm sàng cần phải lưu ý. So với cuốn DSM-IV-TR trước đây thì DSM-5 đã có rất nhiều sửa đổi trên cả hai phương diện giáo khoa và thực hành. Tuy nhiên trên thực tế, trong vài năm qua DSM-5 vẫn chưa được một số các chuyên gia trong ngành tâm lý tâm thần áp dụng đầy đủ tại nhiều nơi trên thế giới. Thế nhưng, nhu cầu chung hiện nay trong các cộng đồng chuyên gia tâm lý tâm thần là đã đến lúc cần phải tuân thủ và sử dụng đúng tinh thần và nội dung đã được sửa đổi trong cuốn cẩm nang DSM-5 để có sự thống nhất, cập nhật và thuận lợi trong việc ghi chép vào hồ sơ bệnh án và thích ứng với luật bồi hoàn bảo hiểm y tế.

Để đáp ứng tình huống đã nêu trên, TS Phạm Toàn đã viết cuốn sách “Hướng dẫn Chẩn đoán Tâm lý Tâm thần theo DSM-5” này để phổ biến trong cộng đồng dân số sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Việt, với mục đích hỗ trợ cho các chuyên viên ở mọi nơi đang công tác trong lĩnh vực tâm lý tâm thần.

Quyển sách này được thiết kế dưới hình thức rút gọn, đơn giản để giải thích và hướng dẫn cách sử dụng các phần lý thuyết và thực hành dựa theo sự đổi mới của cuốn cẩm nang DSM-5. Trong nỗ lực làm thế nào cho tập sách thể hiện được đầy đủ các tính chất vừa tổng hợp lại vừa giản lược, dễ hiểu, nhưng vẫn phải hàm chứa đầy đủ các phần nội dung; tác giả đã dựa vào cách sắp xếp từng chương mục của các nhóm rối loạn như đã được liệt kê trong DSM-5 để trình bày và giải thích từng vấn đề. Đặc biệt, có rất nhiều ca thí dụ mẫu liên quan đến những rối loạn tâm lý tâm thần thuộc loại phổ biến được tác giả đưa vào tập sách này với mục đích giúp giải thích và hướng dẫn các bước thực hành để tiến đến sự chẩn đoán hợp lý, bao gồm các hình thức chẩn đoán phân biệt, chẩn đoán tạm thời, chẩn đoán chính thức. DSM-5 cũng đặc biệt lưu ý tầm quan trọng về sự ghi chú các trường hợp không đặc biệt và những đặc điểm, cũng như những trường hợp có hai hay nhiều bệnh xảy ra đồng thời.

Tóm lại, tổng quát tập sách Hướng dẫn chẩn đoán tâm lý tâm thần theo DSM-5 gồm các phần:

  • Phần I. Trình bày tổng quát về cách sử dụng các phần nội dung trong cuốn cẩm nang DSM-5.

  • Phần II. Bao gồm 20 chương, mỗi chương trình bày một nhóm rối loạn tâm thần tâm lý đã được DSM-5 thay đổi và xếp đặt lại, trong đó các phần lý thuyết về bệnh đã được tác giả tham khảo và biên soạn lại theo hình thức tóm lược, ngắn gọn và dễ hiểu.

  • Phần III: Bao gồm bảng chú giải các thuật ngữ chuyên ngành và bản chú giải các quan niệm về sự đau buồn mang tính chất văn hóa địa phương.

Mong rằng tập sách Hướng dẫn chẩn đoán tâm lý tâm thần theo DSM-5 sẽ là một dụng cụ rất tiện ích cho những người đang làm các công việc tra cứu, tham khảo liên quan đến các phần lý thuyết, chẩn đoán và trị liệu trong lĩnh vực tâm lý tâm thần.

Sau nhiều năm nghiên cứu và soạn thảo, Hiệp hội Chuyên gia Tâm thần Hoa Kỳ (APA) đã xuất bản cuốn Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm lý Tâm thần (DSM-5) vào giữa năm 2013. DSM-5 hàm chứa nội dung đầy đủ và khúc chiết cho việc chẩn đoán trên dưới 300 các thứ loại rối loạn tâm lý tâm thần, gồm cả những vấn đề, tuy chưa phải là bệnh lý, nhưng có có những dấu hiệu có thể dẫn đến những triệu chứng lâm sàng cần phải lưu ý. So với cuốn DSM-IV-TR trước đây thì DSM-5 đã có rất nhiều sửa đổi trên cả hai phương diện giáo khoa và thực hành. Tuy nhiên trên thực tế, trong vài năm qua DSM-5 vẫn chưa được một số các chuyên gia trong ngành tâm lý tâm thần áp dụng đầy đủ tại nhiều nơi trên thế giới. Thế nhưng, nhu cầu chung hiện nay trong các cộng đồng chuyên gia tâm lý tâm thần là đã đến lúc cần phải tuân thủ và sử dụng đúng tinh thần và nội dung đã được sửa đổi trong cuốn cẩm nang DSM-5 để có sự thống nhất, cập nhật và thuận lợi trong việc ghi chép vào hồ sơ bệnh án và thích ứng với luật bồi hoàn bảo hiểm y tế.

Để đáp ứng tình huống đã nêu trên, TS Phạm Toàn đã viết cuốn sách “Hướng dẫn Chẩn đoán Tâm lý Tâm thần theo DSM-5” này để phổ biến trong cộng đồng dân số sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Việt, với mục đích hỗ trợ cho các chuyên viên ở mọi nơi đang công tác trong lĩnh vực tâm lý tâm thần.

Quyển sách này được thiết kế dưới hình thức rút gọn, đơn giản để giải thích và hướng dẫn cách sử dụng các phần lý thuyết và thực hành dựa theo sự đổi mới của cuốn cẩm nang DSM-5. Trong nỗ lực làm thế nào cho tập sách thể hiện được đầy đủ các tính chất vừa tổng hợp lại vừa giản lược, dễ hiểu, nhưng vẫn phải hàm chứa đầy đủ các phần nội dung; tác giả đã dựa vào cách sắp xếp từng chương mục của các nhóm rối loạn như đã được liệt kê trong DSM-5 để trình bày và giải thích từng vấn đề. Đặc biệt, có rất nhiều ca thí dụ mẫu liên quan đến những rối loạn tâm lý tâm thần thuộc loại phổ biến được tác giả đưa vào tập sách này với mục đích giúp giải thích và hướng dẫn các bước thực hành để tiến đến sự chẩn đoán hợp lý, bao gồm các hình thức chẩn đoán phân biệt, chẩn đoán tạm thời, chẩn đoán chính thức. DSM-5 cũng đặc biệt lưu ý tầm quan trọng về sự ghi chú các trường hợp không đặc biệt và những đặc điểm, cũng như những trường hợp có hai hay nhiều bệnh xảy ra đồng thời.

Tóm lại, tổng quát tập sách Hướng dẫn chẩn đoán tâm lý tâm thần theo DSM-5 gồm các phần:

  • Phần I. Trình bày tổng quát về cách sử dụng các phần nội dung trong cuốn cẩm nang DSM-5.

  • Phần II. Bao gồm 20 chương, mỗi chương trình bày một nhóm rối loạn tâm thần tâm lý đã được DSM-5 thay đổi và xếp đặt lại, trong đó các phần lý thuyết về bệnh đã được tác giả tham khảo và biên soạn lại theo hình thức tóm lược, ngắn gọn và dễ hiểu.

  • Phần III: Bao gồm bảng chú giải các thuật ngữ chuyên ngành và bản chú giải các quan niệm về sự đau buồn mang tính chất văn hóa địa phương.

Mong rằng tập sách Hướng dẫn chẩn đoán tâm lý tâm thần theo DSM-5 sẽ là một dụng cụ rất tiện ích cho những người đang làm các công việc tra cứu, tham khảo liên quan đến các phần lý thuyết, chẩn đoán và trị liệu trong lĩnh vực tâm lý tâm thần.