Lẽ sống - Viktor E. Frankl

$9.00

Nhà thần kinh học, bác sĩ tâm thần người Áo Viktor Frankl đang ở đỉnh cao trong cả sự nghiệp và hạnh phúc cá nhân khi mồi lửa của chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá quê hương ông. Viktor Frankl đã mất tất cả trong ba năm bị giam cầm, hành hạ trong các trại tập trung của Đức quốc xã. Những trải nghiệm kinh hoàng của trại tập trung và những đau thương, mất mát không những không quật ngã được Viktor Frankl, mà còn trở thành nguồn động lực giúp ông cho ra đời một trong những học thuyết và liệu pháp quan trọng, ý nghĩa nhất của tâm lý học: “Liệu pháp ý nghĩa – Logotherapy”. 

 Sau khi rời khỏi tập trung, tác giả cuốn sách “Đi tìm lẽ sống” đã cống hiến toàn bộ thời gian và trí lực cho công tác bệnh viện, viết sách, giáo dục cho người trưởng thành, tổ chức các buổi diễn thuyết xoay quanh chủ đề ý nghĩa cuộc sống. 

 Cuốn sách “Lẽ sống” tập hợp ba bài giảng của Viktor Frankl vào năm 1946, tập trung vào những phần quan trọng nhất và có giá trị phổ quát nhất trong chuỗi bài diễn thuyết của ông, cô đọng toàn bộ tư tưởng mà vị bác sĩ, nhà trị liệu lừng danh này đã trình bày trong các ấn phẩm về sau. Có thể nói, đặt cạnh những tên tuổi lẫy lừng như Sigmund Freud hay Alfred Adler, cái tên Viktor Frankl từ lâu đã là trở thành biểu tượng của sức sống và niềm tin.

 Lẽ sống chia thành ba phần chính, xoay quanh ý nghĩa cuộc đời trong những hoàn cảnh khác nhau, xét theo nhiều khía cạnh. 

 Ở phần thứ nhất “Luận về ý nghĩa và giá trị cuộc đời” xoay quanh vấn đề tự sát và ý nghĩa cuộc sống trong những hoàn cảnh mà giá trị sự sống đã bị triệt tiêu, về tính độc nhất và tính cá nhân của mỗi người. Chính tính độc nhất và tính cá nhân của con người tạo ra giá trị cho họ, một giá trị liên quan tới cộng đồng và không bao giờ đánh mất ý nghĩa dẫu mọi thứ khác đã bị tước đi. Từ đó, Frankl đi đến kết luận rằng chúng ta sống là để bị tra vấn, để trả lời câu hỏi cuộc đời, rằng mỗi người phải có trách nhiệm với sự tồn tại của chính mình, rằng cuộc sống là nhiệm vụ được giao phó cho chúng ta trong từng khoảnh khắc – nhiệm vụ càng khó khăn thì cuộc sống càng thêm ý nghĩa, và nếu cuộc sống có ý nghĩa thì đau khổ cũng có ý nghĩa. 

 Trong các tác phẩm viết và cả những bài diễn thuyết của mình, Frank không ngừng động viên chúng ta quay về tìm gặp chính mình khi mà số phận đã tước đi của ta mọi thứ không thiết yếu. Khi “tiền bạc, quyền bính, danh vọng… trở thành những thứ bấp bênh” hoặc bị tước đoạt hoàn toàn, khi cuộc sống không còn cho ta lựa chọn nào khác, ta buộc phải quay về với chính mình. Frankl luôn tin tưởng một cách sâu sắc rằng mỗi con người đều được thôi thúc bởi khao khát tìm ra ý nghĩa cuộc sống, và ông tin rằng về với chính mình là bước đầu tiên trên con đường đi tìm ý nghĩa ấy. 

 Còn trong “Luận về ý nghĩa và giá trị cuộc đời” tác giả tập trung tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời trong hoàn cảnh bệnh tật, đau khổ và cái chết. Frankl cũng dành một dung lượng lớn để bàn về thẩm quyền của bác sĩ đối với sinh mệnh của bệnh nhân, về giá trị của sinh mệnh, lấy đó làm luận điểm bổ sung cho kết luận của phần trước về giá trị con người, “trong đó con người, với tư cách là một cá thể độc nhất luôn hướng về chính mình, vẫn có thể đạt được giá trị và ý nghĩa cuộc đời: đó là thông qua con đường yêu thương, hoặc tốt hơn là được yêu thương”.  Cuối cùng, Frankl đi đến kết luận rằng ý nghĩa cuộc đời là có tính tuyệt đối và bất biến.

 “Thí nghiệm quyết định” là phần nói về những trải nghiệm trong trại tập trung, về tác động của số phận, về quá trình tư tưởng của tác giả để đi đến những kết luận về ý nghĩa cuộc đời và hình thành Liệu pháp ý nghĩa. Từ quan sát và chiêm nghiệm về trải nghiệm của người tù, Frankl điểm qua các quá trình tâm lý của con người khi đối diện với hoàn cảnh bị triệt tiêu nhân phẩm và cái chết chực chờ, từ đó ông đi đến kết luận rằng con người vốn sở hữu thứ tự do bất biến, bất diệt, không thể tước đoạt bởi hoàn cảnh, rằng người ta chỉ thật sự sụp đổ khi đánh mất điểm tựa nội tại của mình. 

 Cũng trong quan sát này, Frankl đặt liệu pháp tâm lý của mình vào một thí nghiệm quyết định, có thể chứng minh liệu pháp này là đúng và loại trừ được mọi lập luận phản bác. Cay đắng nhưng cũng tài tình thay, chính tình cảnh tù đày lại cho Frankl đầy đủ điều kiện để xây dựng, khảo sát và chứng minh cho liệu pháp của mình. Con người đi qua hầu hết mọi đau khổ của đời người ấy, đủ sức thông thấu ý nghĩa của đau khổ, tính độc nhất và cá nhân của đau khổ, mạnh mẽ kết luận rằng việc tin yêu cuộc sống không chỉ có ý nghĩa trong mọi hoàn cảnh mà còn khả thi trong mọi hoàn cảnh.

 Mục đích của cuốn sách này là gửi gắm đến quý độc giả thông điệp rằng con người – mặc cho những thử thách cam go và cái chết, mặc cho nỗi đau khổ từ bệnh tật thể chất hay tinh thần, mặc cho sự tàn nhẫn của số phận trong trại tập trung – vẫn có thể tin yêu cuộc sống, dẫu có thế nào.

 Về tác giả

 Viktor E. Frankl (1905-1997) là Giáo sư Thần kinh học và Tâm thần học tại Đại học Vienna. Trong 25 năm, ông là người đứng đầu Phòng khám thần kinh Vienna. "Liệu pháp ngôn ngữ/Phân tích hiện sinh" của ông được biết đến với cái tên "Trường phái tâm lý trị liệu thứ ba ở Vienna". 40 cuốn sách của Frankl được dịch ra 54 thứ tiếng, trong đó cuốn sách "Đi tìm lẽ sống" của ông đã bán được hàng triệu bản và được xếp vào danh sách "mười cuốn sách có ảnh hưởng nhất ở Mỹ".

Quantity:
Add To Cart

Nhà thần kinh học, bác sĩ tâm thần người Áo Viktor Frankl đang ở đỉnh cao trong cả sự nghiệp và hạnh phúc cá nhân khi mồi lửa của chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá quê hương ông. Viktor Frankl đã mất tất cả trong ba năm bị giam cầm, hành hạ trong các trại tập trung của Đức quốc xã. Những trải nghiệm kinh hoàng của trại tập trung và những đau thương, mất mát không những không quật ngã được Viktor Frankl, mà còn trở thành nguồn động lực giúp ông cho ra đời một trong những học thuyết và liệu pháp quan trọng, ý nghĩa nhất của tâm lý học: “Liệu pháp ý nghĩa – Logotherapy”. 

 Sau khi rời khỏi tập trung, tác giả cuốn sách “Đi tìm lẽ sống” đã cống hiến toàn bộ thời gian và trí lực cho công tác bệnh viện, viết sách, giáo dục cho người trưởng thành, tổ chức các buổi diễn thuyết xoay quanh chủ đề ý nghĩa cuộc sống. 

 Cuốn sách “Lẽ sống” tập hợp ba bài giảng của Viktor Frankl vào năm 1946, tập trung vào những phần quan trọng nhất và có giá trị phổ quát nhất trong chuỗi bài diễn thuyết của ông, cô đọng toàn bộ tư tưởng mà vị bác sĩ, nhà trị liệu lừng danh này đã trình bày trong các ấn phẩm về sau. Có thể nói, đặt cạnh những tên tuổi lẫy lừng như Sigmund Freud hay Alfred Adler, cái tên Viktor Frankl từ lâu đã là trở thành biểu tượng của sức sống và niềm tin.

 Lẽ sống chia thành ba phần chính, xoay quanh ý nghĩa cuộc đời trong những hoàn cảnh khác nhau, xét theo nhiều khía cạnh. 

 Ở phần thứ nhất “Luận về ý nghĩa và giá trị cuộc đời” xoay quanh vấn đề tự sát và ý nghĩa cuộc sống trong những hoàn cảnh mà giá trị sự sống đã bị triệt tiêu, về tính độc nhất và tính cá nhân của mỗi người. Chính tính độc nhất và tính cá nhân của con người tạo ra giá trị cho họ, một giá trị liên quan tới cộng đồng và không bao giờ đánh mất ý nghĩa dẫu mọi thứ khác đã bị tước đi. Từ đó, Frankl đi đến kết luận rằng chúng ta sống là để bị tra vấn, để trả lời câu hỏi cuộc đời, rằng mỗi người phải có trách nhiệm với sự tồn tại của chính mình, rằng cuộc sống là nhiệm vụ được giao phó cho chúng ta trong từng khoảnh khắc – nhiệm vụ càng khó khăn thì cuộc sống càng thêm ý nghĩa, và nếu cuộc sống có ý nghĩa thì đau khổ cũng có ý nghĩa. 

 Trong các tác phẩm viết và cả những bài diễn thuyết của mình, Frank không ngừng động viên chúng ta quay về tìm gặp chính mình khi mà số phận đã tước đi của ta mọi thứ không thiết yếu. Khi “tiền bạc, quyền bính, danh vọng… trở thành những thứ bấp bênh” hoặc bị tước đoạt hoàn toàn, khi cuộc sống không còn cho ta lựa chọn nào khác, ta buộc phải quay về với chính mình. Frankl luôn tin tưởng một cách sâu sắc rằng mỗi con người đều được thôi thúc bởi khao khát tìm ra ý nghĩa cuộc sống, và ông tin rằng về với chính mình là bước đầu tiên trên con đường đi tìm ý nghĩa ấy. 

 Còn trong “Luận về ý nghĩa và giá trị cuộc đời” tác giả tập trung tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời trong hoàn cảnh bệnh tật, đau khổ và cái chết. Frankl cũng dành một dung lượng lớn để bàn về thẩm quyền của bác sĩ đối với sinh mệnh của bệnh nhân, về giá trị của sinh mệnh, lấy đó làm luận điểm bổ sung cho kết luận của phần trước về giá trị con người, “trong đó con người, với tư cách là một cá thể độc nhất luôn hướng về chính mình, vẫn có thể đạt được giá trị và ý nghĩa cuộc đời: đó là thông qua con đường yêu thương, hoặc tốt hơn là được yêu thương”.  Cuối cùng, Frankl đi đến kết luận rằng ý nghĩa cuộc đời là có tính tuyệt đối và bất biến.

 “Thí nghiệm quyết định” là phần nói về những trải nghiệm trong trại tập trung, về tác động của số phận, về quá trình tư tưởng của tác giả để đi đến những kết luận về ý nghĩa cuộc đời và hình thành Liệu pháp ý nghĩa. Từ quan sát và chiêm nghiệm về trải nghiệm của người tù, Frankl điểm qua các quá trình tâm lý của con người khi đối diện với hoàn cảnh bị triệt tiêu nhân phẩm và cái chết chực chờ, từ đó ông đi đến kết luận rằng con người vốn sở hữu thứ tự do bất biến, bất diệt, không thể tước đoạt bởi hoàn cảnh, rằng người ta chỉ thật sự sụp đổ khi đánh mất điểm tựa nội tại của mình. 

 Cũng trong quan sát này, Frankl đặt liệu pháp tâm lý của mình vào một thí nghiệm quyết định, có thể chứng minh liệu pháp này là đúng và loại trừ được mọi lập luận phản bác. Cay đắng nhưng cũng tài tình thay, chính tình cảnh tù đày lại cho Frankl đầy đủ điều kiện để xây dựng, khảo sát và chứng minh cho liệu pháp của mình. Con người đi qua hầu hết mọi đau khổ của đời người ấy, đủ sức thông thấu ý nghĩa của đau khổ, tính độc nhất và cá nhân của đau khổ, mạnh mẽ kết luận rằng việc tin yêu cuộc sống không chỉ có ý nghĩa trong mọi hoàn cảnh mà còn khả thi trong mọi hoàn cảnh.

 Mục đích của cuốn sách này là gửi gắm đến quý độc giả thông điệp rằng con người – mặc cho những thử thách cam go và cái chết, mặc cho nỗi đau khổ từ bệnh tật thể chất hay tinh thần, mặc cho sự tàn nhẫn của số phận trong trại tập trung – vẫn có thể tin yêu cuộc sống, dẫu có thế nào.

 Về tác giả

 Viktor E. Frankl (1905-1997) là Giáo sư Thần kinh học và Tâm thần học tại Đại học Vienna. Trong 25 năm, ông là người đứng đầu Phòng khám thần kinh Vienna. "Liệu pháp ngôn ngữ/Phân tích hiện sinh" của ông được biết đến với cái tên "Trường phái tâm lý trị liệu thứ ba ở Vienna". 40 cuốn sách của Frankl được dịch ra 54 thứ tiếng, trong đó cuốn sách "Đi tìm lẽ sống" của ông đã bán được hàng triệu bản và được xếp vào danh sách "mười cuốn sách có ảnh hưởng nhất ở Mỹ".

Nhà thần kinh học, bác sĩ tâm thần người Áo Viktor Frankl đang ở đỉnh cao trong cả sự nghiệp và hạnh phúc cá nhân khi mồi lửa của chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá quê hương ông. Viktor Frankl đã mất tất cả trong ba năm bị giam cầm, hành hạ trong các trại tập trung của Đức quốc xã. Những trải nghiệm kinh hoàng của trại tập trung và những đau thương, mất mát không những không quật ngã được Viktor Frankl, mà còn trở thành nguồn động lực giúp ông cho ra đời một trong những học thuyết và liệu pháp quan trọng, ý nghĩa nhất của tâm lý học: “Liệu pháp ý nghĩa – Logotherapy”. 

 Sau khi rời khỏi tập trung, tác giả cuốn sách “Đi tìm lẽ sống” đã cống hiến toàn bộ thời gian và trí lực cho công tác bệnh viện, viết sách, giáo dục cho người trưởng thành, tổ chức các buổi diễn thuyết xoay quanh chủ đề ý nghĩa cuộc sống. 

 Cuốn sách “Lẽ sống” tập hợp ba bài giảng của Viktor Frankl vào năm 1946, tập trung vào những phần quan trọng nhất và có giá trị phổ quát nhất trong chuỗi bài diễn thuyết của ông, cô đọng toàn bộ tư tưởng mà vị bác sĩ, nhà trị liệu lừng danh này đã trình bày trong các ấn phẩm về sau. Có thể nói, đặt cạnh những tên tuổi lẫy lừng như Sigmund Freud hay Alfred Adler, cái tên Viktor Frankl từ lâu đã là trở thành biểu tượng của sức sống và niềm tin.

 Lẽ sống chia thành ba phần chính, xoay quanh ý nghĩa cuộc đời trong những hoàn cảnh khác nhau, xét theo nhiều khía cạnh. 

 Ở phần thứ nhất “Luận về ý nghĩa và giá trị cuộc đời” xoay quanh vấn đề tự sát và ý nghĩa cuộc sống trong những hoàn cảnh mà giá trị sự sống đã bị triệt tiêu, về tính độc nhất và tính cá nhân của mỗi người. Chính tính độc nhất và tính cá nhân của con người tạo ra giá trị cho họ, một giá trị liên quan tới cộng đồng và không bao giờ đánh mất ý nghĩa dẫu mọi thứ khác đã bị tước đi. Từ đó, Frankl đi đến kết luận rằng chúng ta sống là để bị tra vấn, để trả lời câu hỏi cuộc đời, rằng mỗi người phải có trách nhiệm với sự tồn tại của chính mình, rằng cuộc sống là nhiệm vụ được giao phó cho chúng ta trong từng khoảnh khắc – nhiệm vụ càng khó khăn thì cuộc sống càng thêm ý nghĩa, và nếu cuộc sống có ý nghĩa thì đau khổ cũng có ý nghĩa. 

 Trong các tác phẩm viết và cả những bài diễn thuyết của mình, Frank không ngừng động viên chúng ta quay về tìm gặp chính mình khi mà số phận đã tước đi của ta mọi thứ không thiết yếu. Khi “tiền bạc, quyền bính, danh vọng… trở thành những thứ bấp bênh” hoặc bị tước đoạt hoàn toàn, khi cuộc sống không còn cho ta lựa chọn nào khác, ta buộc phải quay về với chính mình. Frankl luôn tin tưởng một cách sâu sắc rằng mỗi con người đều được thôi thúc bởi khao khát tìm ra ý nghĩa cuộc sống, và ông tin rằng về với chính mình là bước đầu tiên trên con đường đi tìm ý nghĩa ấy. 

 Còn trong “Luận về ý nghĩa và giá trị cuộc đời” tác giả tập trung tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời trong hoàn cảnh bệnh tật, đau khổ và cái chết. Frankl cũng dành một dung lượng lớn để bàn về thẩm quyền của bác sĩ đối với sinh mệnh của bệnh nhân, về giá trị của sinh mệnh, lấy đó làm luận điểm bổ sung cho kết luận của phần trước về giá trị con người, “trong đó con người, với tư cách là một cá thể độc nhất luôn hướng về chính mình, vẫn có thể đạt được giá trị và ý nghĩa cuộc đời: đó là thông qua con đường yêu thương, hoặc tốt hơn là được yêu thương”.  Cuối cùng, Frankl đi đến kết luận rằng ý nghĩa cuộc đời là có tính tuyệt đối và bất biến.

 “Thí nghiệm quyết định” là phần nói về những trải nghiệm trong trại tập trung, về tác động của số phận, về quá trình tư tưởng của tác giả để đi đến những kết luận về ý nghĩa cuộc đời và hình thành Liệu pháp ý nghĩa. Từ quan sát và chiêm nghiệm về trải nghiệm của người tù, Frankl điểm qua các quá trình tâm lý của con người khi đối diện với hoàn cảnh bị triệt tiêu nhân phẩm và cái chết chực chờ, từ đó ông đi đến kết luận rằng con người vốn sở hữu thứ tự do bất biến, bất diệt, không thể tước đoạt bởi hoàn cảnh, rằng người ta chỉ thật sự sụp đổ khi đánh mất điểm tựa nội tại của mình. 

 Cũng trong quan sát này, Frankl đặt liệu pháp tâm lý của mình vào một thí nghiệm quyết định, có thể chứng minh liệu pháp này là đúng và loại trừ được mọi lập luận phản bác. Cay đắng nhưng cũng tài tình thay, chính tình cảnh tù đày lại cho Frankl đầy đủ điều kiện để xây dựng, khảo sát và chứng minh cho liệu pháp của mình. Con người đi qua hầu hết mọi đau khổ của đời người ấy, đủ sức thông thấu ý nghĩa của đau khổ, tính độc nhất và cá nhân của đau khổ, mạnh mẽ kết luận rằng việc tin yêu cuộc sống không chỉ có ý nghĩa trong mọi hoàn cảnh mà còn khả thi trong mọi hoàn cảnh.

 Mục đích của cuốn sách này là gửi gắm đến quý độc giả thông điệp rằng con người – mặc cho những thử thách cam go và cái chết, mặc cho nỗi đau khổ từ bệnh tật thể chất hay tinh thần, mặc cho sự tàn nhẫn của số phận trong trại tập trung – vẫn có thể tin yêu cuộc sống, dẫu có thế nào.

 Về tác giả

 Viktor E. Frankl (1905-1997) là Giáo sư Thần kinh học và Tâm thần học tại Đại học Vienna. Trong 25 năm, ông là người đứng đầu Phòng khám thần kinh Vienna. "Liệu pháp ngôn ngữ/Phân tích hiện sinh" của ông được biết đến với cái tên "Trường phái tâm lý trị liệu thứ ba ở Vienna". 40 cuốn sách của Frankl được dịch ra 54 thứ tiếng, trong đó cuốn sách "Đi tìm lẽ sống" của ông đã bán được hàng triệu bản và được xếp vào danh sách "mười cuốn sách có ảnh hưởng nhất ở Mỹ".