Đừng sợ lỡ cuộc chơi - Patrick J. McGinnis
Quà tặng dành cho FOMO sapiens - những ai luôn bất an vì sợ người khác có trải nghiệm tốt đẹp hơn mình
Cứ năm phút, bạn lại kiểm tra Facebook để chắc chắn rằng mình không bỏ lỡ một sự kiện nào đó hay một thái độ, comment của ai đó trên dòng trạng thái của bạn? Khi đang tham gia một buổi tiệc, bạn lại tiếc nuối cuộc hẹn khác, sợ rằng mình có thể đã bỏ lỡ một điều gì đó hay ho?
Bạn lo điều mình chọn chưa phải là thứ tốt nhất? Bạn không ngừng bất an vì sợ người khác có trải nghiệm tốt đẹp hơn mình? Nếu những câu hỏi trên khiến bạn thốt lên: “Ồ! Chính là tôi đấy!”, thì không cần phải băn khăn nữa, bạn đích thị là một FOMO sapiens!
FOMO tồn tại ở khắp mọi nơi. FOMO (Fear Of Missing Out - Nỗi sợ bỏ lỡ) diễn tả “cảm giác lo lắng không mong muốn vì nghĩ rằng người khác đang có những trải nghiệm thú vị hơn bạn”, Patrick J. McGinnis - tác giả “Đừng sợ lỡ cuộc chơi”, đồng thời là người sáng lập ra định nghĩa FOMO - chia sẻ. Patrick tin rằng, vì luôn có cảm giác sợ bỏ lỡ đó, nên nhiều người luôn sống trong cảm giác lo âu, thấp thỏm, và dĩ nhiên là chẳng thể “dành nổi một vài phút để mơ mộng, cho phép bản thân cảm thấy thư thái, để tâm trí thảnh thơi, tự do tự tại và hạnh phúc”.
“Đừng sợ lỡ cuộc chơi” chính là một món quà giá trị dành tặng cho tất cả những ai là FOMO sapiens. Cuốn sách chứa đựng lược sử của FOMO, những phân tích chuyên sâu về FOMO dưới góc nhìn sinh học, văn hoá, công nghệ, hàng loạt các câu hỏi giúp bạn đọc tự đánh giá mức độ sợ bỏ lỡ của bản thân, và đặc biệt, cách ta có thể thoát khỏi nanh vuốt của FOMO.
Patrick đã từng thất bại rất nhiều lần vì FOMO. Anh từng đi vòng quanh thế giới, tìm kiếm đối tác để cùng khởi nghiệp. Ngay cả khi đã tìm được tổ chức phù hợp, Patrick vẫn chần chừ về việc có nên đầu tư hay không, và hậu quả là anh đã để những cơ hội ấy tuột mất qua kẽ tay. Trạng thái sợ bỏ lỡ khiến Patrick hao tổn cả sức lực lẫn tâm trí. “FOMO tạo ra sự căng thẳng, nỗi bất an, lòng đố kỵ, thậm chí cả trầm cảm. Nó cũng đe dọa sự thành công trong công việc, và cám dỗ khi bạn đưa ra sự đầu tư chỉ dựa trên phỏng đoán”, Patrick nhấn mạnh.
Bên cạnh thuật ngữ phổ biến FOMO, “Đừng sợ lỡ cuộc chơi” còn giới thiệu thêm một khái niệm: FOBO (Fear Of a Better Option - Nỗi sợ còn có lựa chọn tốt hơn), “cảm giác thôi thúc bảo toàn giá trị bằng việc trì hoãn những kế hoạch vì nghĩ rằng sẽ có một phương án tốt hơn, triển vọng hơn thay thế”. Về cơ bản, FOMO hay FOBO đều đại diện cho nỗi sợ của con người - sợ bị bỏ lỡ và sợ còn điều khác tốt hơn cái mà mình lựa chọn - và cảm xúc chính là yếu tố thúc đẩy nỗi sợ đó hoặc thêm mãnh liệt, hoặc tiêu trừ đi.
Trong “Đừng sợ lỡ cuộc chơi”, Patrick trình bày những cách thức để chế ngự cả trạng thái FOMO lẫn FOBO, như Xác định các nhiệm vụ ưu tiên, và Đừng mất thời gian vào những điều nhỏ nhặt. Nhìn chung, bí quyết ở đây chính là Sự quyết đoán - Lựa chọn những thứ bạn thật sự mong muốn và bỏ qua những thứ còn lại.
“Nếu bạn kiên quyết trong lúc đánh bại FOMO và FOBO, bạn sẽ thoát khỏi những tiếng thì thầm trong đầu khiến bản thân loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn, và nhận ra điều bạn thật sự nên làm là lên kế hoạch và kiên trì đi theo hướng đã chọn”, Patrick chia sẻ.
Với giọng văn đơn giản cùng nhiều câu chuyện minh hoạ gần gũi, thực tế, “Đừng sợ lỡ cuộc chơi” hoàn toàn đủ sức thu hút bạn đọc từ những trang đầu tiên. Bạn sẽ nhìn thấy rõ căn nguyên của trạng thái sợ bỏ lỡ, bí quyết để chúng ta thoát khỏi những nanh vuốt của chúng, để từ đó, có thể thoải mái sống hạnh phúc theo cách của riêng mình.
Quà tặng dành cho FOMO sapiens - những ai luôn bất an vì sợ người khác có trải nghiệm tốt đẹp hơn mình
Cứ năm phút, bạn lại kiểm tra Facebook để chắc chắn rằng mình không bỏ lỡ một sự kiện nào đó hay một thái độ, comment của ai đó trên dòng trạng thái của bạn? Khi đang tham gia một buổi tiệc, bạn lại tiếc nuối cuộc hẹn khác, sợ rằng mình có thể đã bỏ lỡ một điều gì đó hay ho?
Bạn lo điều mình chọn chưa phải là thứ tốt nhất? Bạn không ngừng bất an vì sợ người khác có trải nghiệm tốt đẹp hơn mình? Nếu những câu hỏi trên khiến bạn thốt lên: “Ồ! Chính là tôi đấy!”, thì không cần phải băn khăn nữa, bạn đích thị là một FOMO sapiens!
FOMO tồn tại ở khắp mọi nơi. FOMO (Fear Of Missing Out - Nỗi sợ bỏ lỡ) diễn tả “cảm giác lo lắng không mong muốn vì nghĩ rằng người khác đang có những trải nghiệm thú vị hơn bạn”, Patrick J. McGinnis - tác giả “Đừng sợ lỡ cuộc chơi”, đồng thời là người sáng lập ra định nghĩa FOMO - chia sẻ. Patrick tin rằng, vì luôn có cảm giác sợ bỏ lỡ đó, nên nhiều người luôn sống trong cảm giác lo âu, thấp thỏm, và dĩ nhiên là chẳng thể “dành nổi một vài phút để mơ mộng, cho phép bản thân cảm thấy thư thái, để tâm trí thảnh thơi, tự do tự tại và hạnh phúc”.
“Đừng sợ lỡ cuộc chơi” chính là một món quà giá trị dành tặng cho tất cả những ai là FOMO sapiens. Cuốn sách chứa đựng lược sử của FOMO, những phân tích chuyên sâu về FOMO dưới góc nhìn sinh học, văn hoá, công nghệ, hàng loạt các câu hỏi giúp bạn đọc tự đánh giá mức độ sợ bỏ lỡ của bản thân, và đặc biệt, cách ta có thể thoát khỏi nanh vuốt của FOMO.
Patrick đã từng thất bại rất nhiều lần vì FOMO. Anh từng đi vòng quanh thế giới, tìm kiếm đối tác để cùng khởi nghiệp. Ngay cả khi đã tìm được tổ chức phù hợp, Patrick vẫn chần chừ về việc có nên đầu tư hay không, và hậu quả là anh đã để những cơ hội ấy tuột mất qua kẽ tay. Trạng thái sợ bỏ lỡ khiến Patrick hao tổn cả sức lực lẫn tâm trí. “FOMO tạo ra sự căng thẳng, nỗi bất an, lòng đố kỵ, thậm chí cả trầm cảm. Nó cũng đe dọa sự thành công trong công việc, và cám dỗ khi bạn đưa ra sự đầu tư chỉ dựa trên phỏng đoán”, Patrick nhấn mạnh.
Bên cạnh thuật ngữ phổ biến FOMO, “Đừng sợ lỡ cuộc chơi” còn giới thiệu thêm một khái niệm: FOBO (Fear Of a Better Option - Nỗi sợ còn có lựa chọn tốt hơn), “cảm giác thôi thúc bảo toàn giá trị bằng việc trì hoãn những kế hoạch vì nghĩ rằng sẽ có một phương án tốt hơn, triển vọng hơn thay thế”. Về cơ bản, FOMO hay FOBO đều đại diện cho nỗi sợ của con người - sợ bị bỏ lỡ và sợ còn điều khác tốt hơn cái mà mình lựa chọn - và cảm xúc chính là yếu tố thúc đẩy nỗi sợ đó hoặc thêm mãnh liệt, hoặc tiêu trừ đi.
Trong “Đừng sợ lỡ cuộc chơi”, Patrick trình bày những cách thức để chế ngự cả trạng thái FOMO lẫn FOBO, như Xác định các nhiệm vụ ưu tiên, và Đừng mất thời gian vào những điều nhỏ nhặt. Nhìn chung, bí quyết ở đây chính là Sự quyết đoán - Lựa chọn những thứ bạn thật sự mong muốn và bỏ qua những thứ còn lại.
“Nếu bạn kiên quyết trong lúc đánh bại FOMO và FOBO, bạn sẽ thoát khỏi những tiếng thì thầm trong đầu khiến bản thân loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn, và nhận ra điều bạn thật sự nên làm là lên kế hoạch và kiên trì đi theo hướng đã chọn”, Patrick chia sẻ.
Với giọng văn đơn giản cùng nhiều câu chuyện minh hoạ gần gũi, thực tế, “Đừng sợ lỡ cuộc chơi” hoàn toàn đủ sức thu hút bạn đọc từ những trang đầu tiên. Bạn sẽ nhìn thấy rõ căn nguyên của trạng thái sợ bỏ lỡ, bí quyết để chúng ta thoát khỏi những nanh vuốt của chúng, để từ đó, có thể thoải mái sống hạnh phúc theo cách của riêng mình.
Quà tặng dành cho FOMO sapiens - những ai luôn bất an vì sợ người khác có trải nghiệm tốt đẹp hơn mình
Cứ năm phút, bạn lại kiểm tra Facebook để chắc chắn rằng mình không bỏ lỡ một sự kiện nào đó hay một thái độ, comment của ai đó trên dòng trạng thái của bạn? Khi đang tham gia một buổi tiệc, bạn lại tiếc nuối cuộc hẹn khác, sợ rằng mình có thể đã bỏ lỡ một điều gì đó hay ho?
Bạn lo điều mình chọn chưa phải là thứ tốt nhất? Bạn không ngừng bất an vì sợ người khác có trải nghiệm tốt đẹp hơn mình? Nếu những câu hỏi trên khiến bạn thốt lên: “Ồ! Chính là tôi đấy!”, thì không cần phải băn khăn nữa, bạn đích thị là một FOMO sapiens!
FOMO tồn tại ở khắp mọi nơi. FOMO (Fear Of Missing Out - Nỗi sợ bỏ lỡ) diễn tả “cảm giác lo lắng không mong muốn vì nghĩ rằng người khác đang có những trải nghiệm thú vị hơn bạn”, Patrick J. McGinnis - tác giả “Đừng sợ lỡ cuộc chơi”, đồng thời là người sáng lập ra định nghĩa FOMO - chia sẻ. Patrick tin rằng, vì luôn có cảm giác sợ bỏ lỡ đó, nên nhiều người luôn sống trong cảm giác lo âu, thấp thỏm, và dĩ nhiên là chẳng thể “dành nổi một vài phút để mơ mộng, cho phép bản thân cảm thấy thư thái, để tâm trí thảnh thơi, tự do tự tại và hạnh phúc”.
“Đừng sợ lỡ cuộc chơi” chính là một món quà giá trị dành tặng cho tất cả những ai là FOMO sapiens. Cuốn sách chứa đựng lược sử của FOMO, những phân tích chuyên sâu về FOMO dưới góc nhìn sinh học, văn hoá, công nghệ, hàng loạt các câu hỏi giúp bạn đọc tự đánh giá mức độ sợ bỏ lỡ của bản thân, và đặc biệt, cách ta có thể thoát khỏi nanh vuốt của FOMO.
Patrick đã từng thất bại rất nhiều lần vì FOMO. Anh từng đi vòng quanh thế giới, tìm kiếm đối tác để cùng khởi nghiệp. Ngay cả khi đã tìm được tổ chức phù hợp, Patrick vẫn chần chừ về việc có nên đầu tư hay không, và hậu quả là anh đã để những cơ hội ấy tuột mất qua kẽ tay. Trạng thái sợ bỏ lỡ khiến Patrick hao tổn cả sức lực lẫn tâm trí. “FOMO tạo ra sự căng thẳng, nỗi bất an, lòng đố kỵ, thậm chí cả trầm cảm. Nó cũng đe dọa sự thành công trong công việc, và cám dỗ khi bạn đưa ra sự đầu tư chỉ dựa trên phỏng đoán”, Patrick nhấn mạnh.
Bên cạnh thuật ngữ phổ biến FOMO, “Đừng sợ lỡ cuộc chơi” còn giới thiệu thêm một khái niệm: FOBO (Fear Of a Better Option - Nỗi sợ còn có lựa chọn tốt hơn), “cảm giác thôi thúc bảo toàn giá trị bằng việc trì hoãn những kế hoạch vì nghĩ rằng sẽ có một phương án tốt hơn, triển vọng hơn thay thế”. Về cơ bản, FOMO hay FOBO đều đại diện cho nỗi sợ của con người - sợ bị bỏ lỡ và sợ còn điều khác tốt hơn cái mà mình lựa chọn - và cảm xúc chính là yếu tố thúc đẩy nỗi sợ đó hoặc thêm mãnh liệt, hoặc tiêu trừ đi.
Trong “Đừng sợ lỡ cuộc chơi”, Patrick trình bày những cách thức để chế ngự cả trạng thái FOMO lẫn FOBO, như Xác định các nhiệm vụ ưu tiên, và Đừng mất thời gian vào những điều nhỏ nhặt. Nhìn chung, bí quyết ở đây chính là Sự quyết đoán - Lựa chọn những thứ bạn thật sự mong muốn và bỏ qua những thứ còn lại.
“Nếu bạn kiên quyết trong lúc đánh bại FOMO và FOBO, bạn sẽ thoát khỏi những tiếng thì thầm trong đầu khiến bản thân loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn, và nhận ra điều bạn thật sự nên làm là lên kế hoạch và kiên trì đi theo hướng đã chọn”, Patrick chia sẻ.
Với giọng văn đơn giản cùng nhiều câu chuyện minh hoạ gần gũi, thực tế, “Đừng sợ lỡ cuộc chơi” hoàn toàn đủ sức thu hút bạn đọc từ những trang đầu tiên. Bạn sẽ nhìn thấy rõ căn nguyên của trạng thái sợ bỏ lỡ, bí quyết để chúng ta thoát khỏi những nanh vuốt của chúng, để từ đó, có thể thoải mái sống hạnh phúc theo cách của riêng mình.