Lắng nghe hơi thở - Lưu Đình Long
Lưu Đình Long
Lời tựa của nhà văn Trương Thanh Thùy:
Lắng nghe hơi thở của Lưu Đình Long chia ra làm hai phần – Lắng nghe chính mình và Hạnh phúc trong Giáo Pháp.
Khi đọc những dòng Lưu Đình Long viết về một hay một vài con người tìm thấy bình an, hạnh phúc thông qua giáo pháp, người đọc thấy dễ chịu, dễ hiểu và gần gũi đến lạ lùng. Cũng có thể, vì Long đủ khéo để mượn những thứ rất đời, rất người, rất thơ làm tiền đề mở ra cảm giác hạnh phúc của một người giác ngộ, nên khi đọc không cảm thấy “sợ” hay “gồng” trước những triết lý cao siêu.
Lưu Đình Long mượn một câu thơ, một vật thể rất hay gặp – nhưng rất ít tác giả nào muốn dùng đến – là thùng rác, hay một vấn đề nhức nhối hiện nay – đại dịch Covid... để nói ra những suy nghiệm của bản thân, và lồng ghép rất khéo, rất ngọt giáo lý Phật giáo vào, khiến mọi thứ thành ra rất tự nhiên, khiến người đọc phải bất ngờ, hóa ra Phật pháp lại gần gũi đến vậy.
Văn của Lưu Đình Long khiến người ta trăn trở ở từng câu, từng chữ. Không cần phải “đao to búa lớn” gì đâu, chỉ cần là chuyện ai cũng có những phút yếu lòng, chỉ cần là chuyện chúng ta đã từng quên những gì trong đời... đủ khiến người đọc phải khựng lại và tự hỏi, mình vô tâm đến thế sao, mình yếu đuối như vậy à?
Lưu Đình Long không thích viết tốt về mình, nói đúng hơn, anh thích viết về những thứ mà bản thân khi nghĩ lại thấy có lỗi, thấy nuối tiếc. Có lẽ vì thế mà phần mở đầu này khiến người đọc phải ngẫm ngợi, phải nghĩ suy. Vì giống mình – giống cả sự thờ ơ, vô tâm và cả những “giá mà”, “nếu như” khi nghĩ về quá khứ lúc buộc phải tạm dừng trang sách lại.
Nhưng cũng “may” là Lưu Đình Long đã mở ra vài gợi ý cho độc giả, về cách thương quý bản thân hơn, thông qua một trang thư, thông qua một lời cảm ơn, và cả thông qua một lời xin lỗi tự mình dành cho mình... Có thể xem những tác phẩm nhỏ ấy là đoạn ngân, không chỉ cho phần mở đầu mà là cho cả tập sách. Và xuất sắc nhất, có lẽ là khi Long tự nói với bản thân, cũng như chia sẻ với độc giả của anh về việc tự nương tựa chính mình. Lời chia sẻ ấy rất giản dị, nhưng chân thành và sâu sắc.
Lưu Đình Long không chọn cho mình cách viết hoa mỹ, dù biết anh có thừa từ ngữ để làm điều ấy. Nên, nếu nói văn của Long “đẹp” thì phải nói đến cái đẹp của dư âm để lại cho người đọc chứ không phải cái đẹp của ngôn từ. Long cũng không viết kiểu chân chất, “bình dân” để có thể mở sách ra là tiếp cận ngay được.
Khó để mô tả đúng cách viết của Lưu Đình Long, vì mọi thứ anh viết ra rất bất chợt, rất cảm hứng – thậm chí, thi thoảng là tài tử – nhưng luôn chứa đựng nhiều suy tư.
Mời độc giả bước vào những trang sách của Lắng nghe hơi thở, nơi có thể gợi mở bạn đến với những lắng đọng khó quên!
Lưu Đình Long
Lời tựa của nhà văn Trương Thanh Thùy:
Lắng nghe hơi thở của Lưu Đình Long chia ra làm hai phần – Lắng nghe chính mình và Hạnh phúc trong Giáo Pháp.
Khi đọc những dòng Lưu Đình Long viết về một hay một vài con người tìm thấy bình an, hạnh phúc thông qua giáo pháp, người đọc thấy dễ chịu, dễ hiểu và gần gũi đến lạ lùng. Cũng có thể, vì Long đủ khéo để mượn những thứ rất đời, rất người, rất thơ làm tiền đề mở ra cảm giác hạnh phúc của một người giác ngộ, nên khi đọc không cảm thấy “sợ” hay “gồng” trước những triết lý cao siêu.
Lưu Đình Long mượn một câu thơ, một vật thể rất hay gặp – nhưng rất ít tác giả nào muốn dùng đến – là thùng rác, hay một vấn đề nhức nhối hiện nay – đại dịch Covid... để nói ra những suy nghiệm của bản thân, và lồng ghép rất khéo, rất ngọt giáo lý Phật giáo vào, khiến mọi thứ thành ra rất tự nhiên, khiến người đọc phải bất ngờ, hóa ra Phật pháp lại gần gũi đến vậy.
Văn của Lưu Đình Long khiến người ta trăn trở ở từng câu, từng chữ. Không cần phải “đao to búa lớn” gì đâu, chỉ cần là chuyện ai cũng có những phút yếu lòng, chỉ cần là chuyện chúng ta đã từng quên những gì trong đời... đủ khiến người đọc phải khựng lại và tự hỏi, mình vô tâm đến thế sao, mình yếu đuối như vậy à?
Lưu Đình Long không thích viết tốt về mình, nói đúng hơn, anh thích viết về những thứ mà bản thân khi nghĩ lại thấy có lỗi, thấy nuối tiếc. Có lẽ vì thế mà phần mở đầu này khiến người đọc phải ngẫm ngợi, phải nghĩ suy. Vì giống mình – giống cả sự thờ ơ, vô tâm và cả những “giá mà”, “nếu như” khi nghĩ về quá khứ lúc buộc phải tạm dừng trang sách lại.
Nhưng cũng “may” là Lưu Đình Long đã mở ra vài gợi ý cho độc giả, về cách thương quý bản thân hơn, thông qua một trang thư, thông qua một lời cảm ơn, và cả thông qua một lời xin lỗi tự mình dành cho mình... Có thể xem những tác phẩm nhỏ ấy là đoạn ngân, không chỉ cho phần mở đầu mà là cho cả tập sách. Và xuất sắc nhất, có lẽ là khi Long tự nói với bản thân, cũng như chia sẻ với độc giả của anh về việc tự nương tựa chính mình. Lời chia sẻ ấy rất giản dị, nhưng chân thành và sâu sắc.
Lưu Đình Long không chọn cho mình cách viết hoa mỹ, dù biết anh có thừa từ ngữ để làm điều ấy. Nên, nếu nói văn của Long “đẹp” thì phải nói đến cái đẹp của dư âm để lại cho người đọc chứ không phải cái đẹp của ngôn từ. Long cũng không viết kiểu chân chất, “bình dân” để có thể mở sách ra là tiếp cận ngay được.
Khó để mô tả đúng cách viết của Lưu Đình Long, vì mọi thứ anh viết ra rất bất chợt, rất cảm hứng – thậm chí, thi thoảng là tài tử – nhưng luôn chứa đựng nhiều suy tư.
Mời độc giả bước vào những trang sách của Lắng nghe hơi thở, nơi có thể gợi mở bạn đến với những lắng đọng khó quên!
Lưu Đình Long
Lời tựa của nhà văn Trương Thanh Thùy:
Lắng nghe hơi thở của Lưu Đình Long chia ra làm hai phần – Lắng nghe chính mình và Hạnh phúc trong Giáo Pháp.
Khi đọc những dòng Lưu Đình Long viết về một hay một vài con người tìm thấy bình an, hạnh phúc thông qua giáo pháp, người đọc thấy dễ chịu, dễ hiểu và gần gũi đến lạ lùng. Cũng có thể, vì Long đủ khéo để mượn những thứ rất đời, rất người, rất thơ làm tiền đề mở ra cảm giác hạnh phúc của một người giác ngộ, nên khi đọc không cảm thấy “sợ” hay “gồng” trước những triết lý cao siêu.
Lưu Đình Long mượn một câu thơ, một vật thể rất hay gặp – nhưng rất ít tác giả nào muốn dùng đến – là thùng rác, hay một vấn đề nhức nhối hiện nay – đại dịch Covid... để nói ra những suy nghiệm của bản thân, và lồng ghép rất khéo, rất ngọt giáo lý Phật giáo vào, khiến mọi thứ thành ra rất tự nhiên, khiến người đọc phải bất ngờ, hóa ra Phật pháp lại gần gũi đến vậy.
Văn của Lưu Đình Long khiến người ta trăn trở ở từng câu, từng chữ. Không cần phải “đao to búa lớn” gì đâu, chỉ cần là chuyện ai cũng có những phút yếu lòng, chỉ cần là chuyện chúng ta đã từng quên những gì trong đời... đủ khiến người đọc phải khựng lại và tự hỏi, mình vô tâm đến thế sao, mình yếu đuối như vậy à?
Lưu Đình Long không thích viết tốt về mình, nói đúng hơn, anh thích viết về những thứ mà bản thân khi nghĩ lại thấy có lỗi, thấy nuối tiếc. Có lẽ vì thế mà phần mở đầu này khiến người đọc phải ngẫm ngợi, phải nghĩ suy. Vì giống mình – giống cả sự thờ ơ, vô tâm và cả những “giá mà”, “nếu như” khi nghĩ về quá khứ lúc buộc phải tạm dừng trang sách lại.
Nhưng cũng “may” là Lưu Đình Long đã mở ra vài gợi ý cho độc giả, về cách thương quý bản thân hơn, thông qua một trang thư, thông qua một lời cảm ơn, và cả thông qua một lời xin lỗi tự mình dành cho mình... Có thể xem những tác phẩm nhỏ ấy là đoạn ngân, không chỉ cho phần mở đầu mà là cho cả tập sách. Và xuất sắc nhất, có lẽ là khi Long tự nói với bản thân, cũng như chia sẻ với độc giả của anh về việc tự nương tựa chính mình. Lời chia sẻ ấy rất giản dị, nhưng chân thành và sâu sắc.
Lưu Đình Long không chọn cho mình cách viết hoa mỹ, dù biết anh có thừa từ ngữ để làm điều ấy. Nên, nếu nói văn của Long “đẹp” thì phải nói đến cái đẹp của dư âm để lại cho người đọc chứ không phải cái đẹp của ngôn từ. Long cũng không viết kiểu chân chất, “bình dân” để có thể mở sách ra là tiếp cận ngay được.
Khó để mô tả đúng cách viết của Lưu Đình Long, vì mọi thứ anh viết ra rất bất chợt, rất cảm hứng – thậm chí, thi thoảng là tài tử – nhưng luôn chứa đựng nhiều suy tư.
Mời độc giả bước vào những trang sách của Lắng nghe hơi thở, nơi có thể gợi mở bạn đến với những lắng đọng khó quên!