Đừng chạy theo số đông

$29.00

Kiên Trần

- Nếu tất cả mọi người ai cũng làm chủ doanh nghiệp, thì ai sẽ đi làm thuê?

- Tôi.

Bởi lúc đó họ sẽ phải đấu giá để có được tôi.

Nhưng điều này không bao giờ xảy ra. Bởi ngay từ trong trứng đến lúc mọc cánh, chúng ta đã được dạy phải làm cho người khác cả đời. Chỉ có 1% được dạy khác.

Bạn không chạy theo số đông.

Bạn LÀ số đông.

Tuy nhiên bạn đừng nhầm lẫn. Cuốn sách này không chỉ nói về vấn đề “làm thuê” hay “làm riêng”. Đây chỉ là một trong những khía cạnh rất nhỏ.

Cuốn sách Đừng chạy theo số đông này muốn làm nổi bật một hệ tư duy ngầm lớn và khủng khiếp hơn thế mà chúng ta không nhận ra. Một sức hút vô hình nhưng mạnh mẽ.

Chạy theo số đông.

Phần lớn mục đích sống và thói quen của bạn không do bạn quyết định. Số đông quyết định hộ bạn mà bạn không nhận ra. Họ “dạy” bạn. Họ “khuyên” bạn. Những lời khuyên và răn dạy có lúc thể hiện qua lời nói và văn bản trực tiếp rõ ràng.

Nhưng phần lớn nó hàm ý và không rõ ràng. Họ có thể không khuyên bạn trực tiếp. Mà đơn giản hàng triệu người làm theo một thứ hoặc đi theo một con đường nên “chắc chắn nó phải đúng”. Phải không?

Nếu không đúng tại sao cả xã hội lại làm vậy? Thậm chí “cả Tây cũng làm vậy”?

Bạn làm theo một cách vô thức. Có một sức hút vô hình từ xã hội, số đông khiến bạn mất kiểm soát nhưng vẫn nghĩ mình đang kiểm soát. “Nó” hút bạn theo con đường mà “nó” chọn cho bạn. “Nó” âm thầm thuyết phục bạn đó là “đam mê” thật sự của bạn. “Mục đích sống” thực sự của bạn. Hoặc nếu không, nếu bạn cưỡng lại, nghi ngờ, “nó” thuyết phục bạn hãy “kiên trì” theo nó. Hứa hẹn với bạn một tương lai tốt đẹp màu hồng vào một ngày nào đó.

Không xa. 😄

Giống như sức hút của nam châm. Không màu không mùi không vị. Bạn không nhìn được nó. Không nghe thấy nó. Không ngửi thấy nó. Không sờ thấy nó. Nhưng nó hút. Và hút mạnh. Dù bạn không nhìn thấy.

Số đông (quần thể) mà chúng ta đang sống là một cục nam châm khổng lồ. Có những “quy luật ngầm” chúng ta tự hiểu với nhau. Bất thành văn. Chúng ta làm theo mà không suy nghĩ. Không đánh giá. Không chút nghi ngờ.

Để thành công bạn phải học thật giỏi. Tham gia các hoạt động ngoại khóa. Học hết hàng thập kỷ, càng nhiều bằng cấp chứng chỉ càng tốt, sau đó xin việc. Nếu may mắn và được ban ơn bạn sẽ có một công việc dài hạn tại một công ty lớn. Lương cao.

Tết đến xuân về, họ hàng sum vầy: “Cháu làm ở đâu?”.

“Cháu làm ở Vietcombank.”

“Cháu làm ở CenGroup.”

“Cháu học ở ĐH XYZ ABC.”

Oai chứ.

Nhưng một tuần có 7 ngày. Đổi 5 ngày cực nhọc để lấy lại 2 ngày cuối tuần. Bạn vẫn chấp nhận đánh đổi và tự hào.

Trong suốt nhiều năm.

Có điều gì đó sai sai.

Cuộc đời có 80 năm (nếu may mắn). Đánh đổi 65 năm học và cày để đổi lại 10-15 năm “về hưu” vào trại dưỡng lão chơi bingo (nếu may mắn). Còn nếu không may mắn, bạn tự hỏi tiền để làm gì khi sức khỏe và đam mê không còn.

Phần sau của cuốn sách mình sẽ cho bạn thấy tại sao sự tự hào (pride) về bản chất là thứ cầm tù chúng ta. Không phải thứ giải phóng như bạn vẫn nghĩ.

*****

Đừng chạy theo số đông không phải cuốn sách xúi bạn trở thành người kiêu ngạo cực đoan xa lánh số đông.

Nó là cuốn sách nói lên sự cực đoan kiêu ngạo của số đông và phơi bày hệ thống tư duy công nghiệp (mà số đông nghĩ là hiện đại).

Và biến bạn trở thành một “số ít” bình thường, hiện đại nhưng khiêm nhường.

Bởi bạn nhận ra về bản chất, số đông cũng chỉ là nạn nhân.

Add To Cart

Kiên Trần

- Nếu tất cả mọi người ai cũng làm chủ doanh nghiệp, thì ai sẽ đi làm thuê?

- Tôi.

Bởi lúc đó họ sẽ phải đấu giá để có được tôi.

Nhưng điều này không bao giờ xảy ra. Bởi ngay từ trong trứng đến lúc mọc cánh, chúng ta đã được dạy phải làm cho người khác cả đời. Chỉ có 1% được dạy khác.

Bạn không chạy theo số đông.

Bạn LÀ số đông.

Tuy nhiên bạn đừng nhầm lẫn. Cuốn sách này không chỉ nói về vấn đề “làm thuê” hay “làm riêng”. Đây chỉ là một trong những khía cạnh rất nhỏ.

Cuốn sách Đừng chạy theo số đông này muốn làm nổi bật một hệ tư duy ngầm lớn và khủng khiếp hơn thế mà chúng ta không nhận ra. Một sức hút vô hình nhưng mạnh mẽ.

Chạy theo số đông.

Phần lớn mục đích sống và thói quen của bạn không do bạn quyết định. Số đông quyết định hộ bạn mà bạn không nhận ra. Họ “dạy” bạn. Họ “khuyên” bạn. Những lời khuyên và răn dạy có lúc thể hiện qua lời nói và văn bản trực tiếp rõ ràng.

Nhưng phần lớn nó hàm ý và không rõ ràng. Họ có thể không khuyên bạn trực tiếp. Mà đơn giản hàng triệu người làm theo một thứ hoặc đi theo một con đường nên “chắc chắn nó phải đúng”. Phải không?

Nếu không đúng tại sao cả xã hội lại làm vậy? Thậm chí “cả Tây cũng làm vậy”?

Bạn làm theo một cách vô thức. Có một sức hút vô hình từ xã hội, số đông khiến bạn mất kiểm soát nhưng vẫn nghĩ mình đang kiểm soát. “Nó” hút bạn theo con đường mà “nó” chọn cho bạn. “Nó” âm thầm thuyết phục bạn đó là “đam mê” thật sự của bạn. “Mục đích sống” thực sự của bạn. Hoặc nếu không, nếu bạn cưỡng lại, nghi ngờ, “nó” thuyết phục bạn hãy “kiên trì” theo nó. Hứa hẹn với bạn một tương lai tốt đẹp màu hồng vào một ngày nào đó.

Không xa. 😄

Giống như sức hút của nam châm. Không màu không mùi không vị. Bạn không nhìn được nó. Không nghe thấy nó. Không ngửi thấy nó. Không sờ thấy nó. Nhưng nó hút. Và hút mạnh. Dù bạn không nhìn thấy.

Số đông (quần thể) mà chúng ta đang sống là một cục nam châm khổng lồ. Có những “quy luật ngầm” chúng ta tự hiểu với nhau. Bất thành văn. Chúng ta làm theo mà không suy nghĩ. Không đánh giá. Không chút nghi ngờ.

Để thành công bạn phải học thật giỏi. Tham gia các hoạt động ngoại khóa. Học hết hàng thập kỷ, càng nhiều bằng cấp chứng chỉ càng tốt, sau đó xin việc. Nếu may mắn và được ban ơn bạn sẽ có một công việc dài hạn tại một công ty lớn. Lương cao.

Tết đến xuân về, họ hàng sum vầy: “Cháu làm ở đâu?”.

“Cháu làm ở Vietcombank.”

“Cháu làm ở CenGroup.”

“Cháu học ở ĐH XYZ ABC.”

Oai chứ.

Nhưng một tuần có 7 ngày. Đổi 5 ngày cực nhọc để lấy lại 2 ngày cuối tuần. Bạn vẫn chấp nhận đánh đổi và tự hào.

Trong suốt nhiều năm.

Có điều gì đó sai sai.

Cuộc đời có 80 năm (nếu may mắn). Đánh đổi 65 năm học và cày để đổi lại 10-15 năm “về hưu” vào trại dưỡng lão chơi bingo (nếu may mắn). Còn nếu không may mắn, bạn tự hỏi tiền để làm gì khi sức khỏe và đam mê không còn.

Phần sau của cuốn sách mình sẽ cho bạn thấy tại sao sự tự hào (pride) về bản chất là thứ cầm tù chúng ta. Không phải thứ giải phóng như bạn vẫn nghĩ.

*****

Đừng chạy theo số đông không phải cuốn sách xúi bạn trở thành người kiêu ngạo cực đoan xa lánh số đông.

Nó là cuốn sách nói lên sự cực đoan kiêu ngạo của số đông và phơi bày hệ thống tư duy công nghiệp (mà số đông nghĩ là hiện đại).

Và biến bạn trở thành một “số ít” bình thường, hiện đại nhưng khiêm nhường.

Bởi bạn nhận ra về bản chất, số đông cũng chỉ là nạn nhân.

Kiên Trần

- Nếu tất cả mọi người ai cũng làm chủ doanh nghiệp, thì ai sẽ đi làm thuê?

- Tôi.

Bởi lúc đó họ sẽ phải đấu giá để có được tôi.

Nhưng điều này không bao giờ xảy ra. Bởi ngay từ trong trứng đến lúc mọc cánh, chúng ta đã được dạy phải làm cho người khác cả đời. Chỉ có 1% được dạy khác.

Bạn không chạy theo số đông.

Bạn LÀ số đông.

Tuy nhiên bạn đừng nhầm lẫn. Cuốn sách này không chỉ nói về vấn đề “làm thuê” hay “làm riêng”. Đây chỉ là một trong những khía cạnh rất nhỏ.

Cuốn sách Đừng chạy theo số đông này muốn làm nổi bật một hệ tư duy ngầm lớn và khủng khiếp hơn thế mà chúng ta không nhận ra. Một sức hút vô hình nhưng mạnh mẽ.

Chạy theo số đông.

Phần lớn mục đích sống và thói quen của bạn không do bạn quyết định. Số đông quyết định hộ bạn mà bạn không nhận ra. Họ “dạy” bạn. Họ “khuyên” bạn. Những lời khuyên và răn dạy có lúc thể hiện qua lời nói và văn bản trực tiếp rõ ràng.

Nhưng phần lớn nó hàm ý và không rõ ràng. Họ có thể không khuyên bạn trực tiếp. Mà đơn giản hàng triệu người làm theo một thứ hoặc đi theo một con đường nên “chắc chắn nó phải đúng”. Phải không?

Nếu không đúng tại sao cả xã hội lại làm vậy? Thậm chí “cả Tây cũng làm vậy”?

Bạn làm theo một cách vô thức. Có một sức hút vô hình từ xã hội, số đông khiến bạn mất kiểm soát nhưng vẫn nghĩ mình đang kiểm soát. “Nó” hút bạn theo con đường mà “nó” chọn cho bạn. “Nó” âm thầm thuyết phục bạn đó là “đam mê” thật sự của bạn. “Mục đích sống” thực sự của bạn. Hoặc nếu không, nếu bạn cưỡng lại, nghi ngờ, “nó” thuyết phục bạn hãy “kiên trì” theo nó. Hứa hẹn với bạn một tương lai tốt đẹp màu hồng vào một ngày nào đó.

Không xa. 😄

Giống như sức hút của nam châm. Không màu không mùi không vị. Bạn không nhìn được nó. Không nghe thấy nó. Không ngửi thấy nó. Không sờ thấy nó. Nhưng nó hút. Và hút mạnh. Dù bạn không nhìn thấy.

Số đông (quần thể) mà chúng ta đang sống là một cục nam châm khổng lồ. Có những “quy luật ngầm” chúng ta tự hiểu với nhau. Bất thành văn. Chúng ta làm theo mà không suy nghĩ. Không đánh giá. Không chút nghi ngờ.

Để thành công bạn phải học thật giỏi. Tham gia các hoạt động ngoại khóa. Học hết hàng thập kỷ, càng nhiều bằng cấp chứng chỉ càng tốt, sau đó xin việc. Nếu may mắn và được ban ơn bạn sẽ có một công việc dài hạn tại một công ty lớn. Lương cao.

Tết đến xuân về, họ hàng sum vầy: “Cháu làm ở đâu?”.

“Cháu làm ở Vietcombank.”

“Cháu làm ở CenGroup.”

“Cháu học ở ĐH XYZ ABC.”

Oai chứ.

Nhưng một tuần có 7 ngày. Đổi 5 ngày cực nhọc để lấy lại 2 ngày cuối tuần. Bạn vẫn chấp nhận đánh đổi và tự hào.

Trong suốt nhiều năm.

Có điều gì đó sai sai.

Cuộc đời có 80 năm (nếu may mắn). Đánh đổi 65 năm học và cày để đổi lại 10-15 năm “về hưu” vào trại dưỡng lão chơi bingo (nếu may mắn). Còn nếu không may mắn, bạn tự hỏi tiền để làm gì khi sức khỏe và đam mê không còn.

Phần sau của cuốn sách mình sẽ cho bạn thấy tại sao sự tự hào (pride) về bản chất là thứ cầm tù chúng ta. Không phải thứ giải phóng như bạn vẫn nghĩ.

*****

Đừng chạy theo số đông không phải cuốn sách xúi bạn trở thành người kiêu ngạo cực đoan xa lánh số đông.

Nó là cuốn sách nói lên sự cực đoan kiêu ngạo của số đông và phơi bày hệ thống tư duy công nghiệp (mà số đông nghĩ là hiện đại).

Và biến bạn trở thành một “số ít” bình thường, hiện đại nhưng khiêm nhường.

Bởi bạn nhận ra về bản chất, số đông cũng chỉ là nạn nhân.

- Kiên Trần