Bàn về hạnh phúc

$22.00

Hạnh phúc không tự nhiên đến, đó không phải là một ân sủng mà một số phận sung sướng có thể ban phát cho chúng ta hoặc một nỗi bất hạnh có thể tước đi của chúng ta; nó chỉ phụ thuộc vào chính chúng ta mà thôi. Người ta không trở nên hạnh phúc trong một đêm mà phải trả giá bằng sự lao động cần mẫn, ngày này qua ngày khác. Hạnh phúc phải được xây dựng, điều đó đòi hỏi khổ công và thời gian. Để trở nên hạnh phúc, người ta cần phải biết cách thay đổi chính bản thân mình.” – Luca và Francesco Cavalli

Một cô bạn người Mỹ – hiện là chủ một nhà in ảnh nổi tiếng – kể với tôi rằng sau khi đã trải qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, cô và một số bạn bè đã tập trung lại để hàn huyên về mơ ước muốn làm gì trong cuộc đời này. Khi nghe cô nói: “Tớ ao ước được hạnh phúc” cả bọn lặng đi vì lúng túng. Một cô trong bọn kêu lên: “Sao cơ? Một người sáng láng như cậu làm sao lại chỉ có ham muốn được là một người hạnh phúc?” Bạn tôi đã đáp lại: “Tớ chưa nói với các cậu rằng tớ muốn được hạnh phúc bằng cách nào. Có vô số cách để đạt được hạnh phúc, ví dụ như lấy chồng, sinh con, thành công trong sự nghiệp, phiêu lưu mạo hiểm, giúp đỡ tha nhân, tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn… Dù chọn công việc gì đi nữa, tớ cũng mong đợi ở cuộc đời một niềm hạnh phúc thực sự”.

Đối với Đức Dalai Lama, “hạnh phúc là mục đích của cuộc đời” trong khi nhà viết tiểu luận Pascal Bruckner lại khẳng định: “Hạnh phúc không phải là mối quan tâm của tôi.” Sao lại có thể tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau đến thế về cái điều mà đa số chúng ta cho là một thành phần căn bản của cuộc đời? Liệu hai con người kia có cùng nói về một chủ đề hay không? Hay có sự nhầm lẫn sâu sắc về chính việc định nghĩa thế nào là hạnh phúc?

Phải chăng cái từ “hạnh phúc” đã bị dùng sai tới mức người ta quay lưng lại với nó do quá chán chường bởi những ảo tưởng và màu mè mà nó mang lại? Đối với một số người, nói đi tìm hạnh phúc gần như là một chuyện vô duyên. Được trang bị tri thức đầy mình, họ ra mặt chế nhạo hạnh phúc như chế nhạo một cuốn tiểu thuyết tình cảm sướt mướt.

Làm sao người ta có thể đi tới chỗ làm giảm giá trị của hạnh phúc đến thế? Phải chăng do khía cạnh giả tạo về nó mà các phương tiện thông tin đại chúng và những thiên đường nhân tạo thường được giới thiệu với chúng ta? Hay đó là dấu hiệu thất bại của những phương tiện thô thiển được tiến hành nhằm đạt được hạnh phúc thực sự? Liệu chúng ta có nên thỏa hiệp với mối lo âu, hơn là cố gắng thực sự và hữu hiệu để tháo gỡ những rắc rối của hạnh phúc và khổ đau?

Theo Henri Bergson: “Người ta định nghĩa hạnh phúc là cái gì đó phức tạp và rối rắm, một trong những quan niệm mà nhân loại đã cố tình thả nổi để mỗi người tự xác định theo cách của mình.” Thực ra, cứ để mọi người hiểu lơ mơ về hạnh phúc cũng chẳng có gì là trầm trọng, nếu đó chỉ là thứ tình cảm thoáng qua và không để lại hậu quả; song đây lại là điều hoàn toàn khác, bởi vì nó là một phương cách sống quyết định chất lượng từng khoảnh khắc cuộc đời của chúng ta. Vậy thì hạnh phúc là gì?

Tất cả chúng ta đều khát khao hạnh phúc, song làm cách nào để có được, giữ gìn nó và thậm chí để định nghĩa nó? Trước câu hỏi mang đầy tính triết lý đang bị giằng xé giữa chủ nghĩa bi quan và thái độ giễu cợt trong tư tưởng phương Tây này, Matthieu Ricard đã mang lại lời giải đáp của đạo Phật: một câu trả lời rất khắt khe, song làm chúng ta yên lòng, lạc quan và ai cũng có thể chấp nhận được.

Thôi tìm hạnh phúc bằng mọi giá ở bên ngoài mình, học cách nhìn vào bên trong nhưng tự ngắm mình ít hơn một chút, làm quen với một cách tiếp cận thế giới vừa sâu sắc hơn, vừa vị tha hơn…

Với một tâm hồn phong phú bởi hai nền văn hóa,với những cuộc gặp gỡ với những nhà minh triết lớn, với sự hiểu biết kinh sách linh thiêng cũng như nỗi thống khổ của con người, Mathieu Ricard – nhà tu hành Phật giáo được nhiều người biết đến nhất và nổi tiếng nhất về đạo Phật tại Pháp – chia sẻ với chúng ta trong cuốn sách này những suy ngẫm say mê về con đường tìm kiếm chân hạnh phúc và những phương pháp để đạt được nó.

MỤC LỤC

Bạn nói về hạnh phúc ư?

Hạnh phúc phải chăng là mục đích của cuộc đời?

Một tấm gương hai mặt từ đó đặt ra vấn đề nội tâm và ngoại cảnh

Những người bạn giả

Chuyển hóa khổ đau

Có thể hạnh phúc được không?

Một nhầm lẫn đáng tiếc những bức màn che lấp “cái tôi”

Dòng sông cảm xúc

Những cảm xúc gây rối loạn và các phương thuốc đối trị

Tham dục

Bước nhảy dài tới tự do

Hận thù

Hạnh phúc và lòng vị tha

Hạnh phúc của những người khiêm nhường

Ghen tức

Nhìn đời màu vàng, màu hồng hay màu xám lạc quan, ngây thơ và bi quan

Hạnh phúc trong bão tố

Thời gian vàng, thời gian chì và thời gian vô giá trị

Bị lôi cuốn bởi dòng thời gian

Xã hội học về hạnh phúc

Hạnh phúc trong phòng thí nghiệm

Đạo đức học phải chăng là khoa học về hạnh phúc?

Như dòng thác đổ về biển cả… an lạc trước cái chết

Đạo

Lời cảm ơn

Add To Cart

Hạnh phúc không tự nhiên đến, đó không phải là một ân sủng mà một số phận sung sướng có thể ban phát cho chúng ta hoặc một nỗi bất hạnh có thể tước đi của chúng ta; nó chỉ phụ thuộc vào chính chúng ta mà thôi. Người ta không trở nên hạnh phúc trong một đêm mà phải trả giá bằng sự lao động cần mẫn, ngày này qua ngày khác. Hạnh phúc phải được xây dựng, điều đó đòi hỏi khổ công và thời gian. Để trở nên hạnh phúc, người ta cần phải biết cách thay đổi chính bản thân mình.” – Luca và Francesco Cavalli

Một cô bạn người Mỹ – hiện là chủ một nhà in ảnh nổi tiếng – kể với tôi rằng sau khi đã trải qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, cô và một số bạn bè đã tập trung lại để hàn huyên về mơ ước muốn làm gì trong cuộc đời này. Khi nghe cô nói: “Tớ ao ước được hạnh phúc” cả bọn lặng đi vì lúng túng. Một cô trong bọn kêu lên: “Sao cơ? Một người sáng láng như cậu làm sao lại chỉ có ham muốn được là một người hạnh phúc?” Bạn tôi đã đáp lại: “Tớ chưa nói với các cậu rằng tớ muốn được hạnh phúc bằng cách nào. Có vô số cách để đạt được hạnh phúc, ví dụ như lấy chồng, sinh con, thành công trong sự nghiệp, phiêu lưu mạo hiểm, giúp đỡ tha nhân, tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn… Dù chọn công việc gì đi nữa, tớ cũng mong đợi ở cuộc đời một niềm hạnh phúc thực sự”.

Đối với Đức Dalai Lama, “hạnh phúc là mục đích của cuộc đời” trong khi nhà viết tiểu luận Pascal Bruckner lại khẳng định: “Hạnh phúc không phải là mối quan tâm của tôi.” Sao lại có thể tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau đến thế về cái điều mà đa số chúng ta cho là một thành phần căn bản của cuộc đời? Liệu hai con người kia có cùng nói về một chủ đề hay không? Hay có sự nhầm lẫn sâu sắc về chính việc định nghĩa thế nào là hạnh phúc?

Phải chăng cái từ “hạnh phúc” đã bị dùng sai tới mức người ta quay lưng lại với nó do quá chán chường bởi những ảo tưởng và màu mè mà nó mang lại? Đối với một số người, nói đi tìm hạnh phúc gần như là một chuyện vô duyên. Được trang bị tri thức đầy mình, họ ra mặt chế nhạo hạnh phúc như chế nhạo một cuốn tiểu thuyết tình cảm sướt mướt.

Làm sao người ta có thể đi tới chỗ làm giảm giá trị của hạnh phúc đến thế? Phải chăng do khía cạnh giả tạo về nó mà các phương tiện thông tin đại chúng và những thiên đường nhân tạo thường được giới thiệu với chúng ta? Hay đó là dấu hiệu thất bại của những phương tiện thô thiển được tiến hành nhằm đạt được hạnh phúc thực sự? Liệu chúng ta có nên thỏa hiệp với mối lo âu, hơn là cố gắng thực sự và hữu hiệu để tháo gỡ những rắc rối của hạnh phúc và khổ đau?

Theo Henri Bergson: “Người ta định nghĩa hạnh phúc là cái gì đó phức tạp và rối rắm, một trong những quan niệm mà nhân loại đã cố tình thả nổi để mỗi người tự xác định theo cách của mình.” Thực ra, cứ để mọi người hiểu lơ mơ về hạnh phúc cũng chẳng có gì là trầm trọng, nếu đó chỉ là thứ tình cảm thoáng qua và không để lại hậu quả; song đây lại là điều hoàn toàn khác, bởi vì nó là một phương cách sống quyết định chất lượng từng khoảnh khắc cuộc đời của chúng ta. Vậy thì hạnh phúc là gì?

Tất cả chúng ta đều khát khao hạnh phúc, song làm cách nào để có được, giữ gìn nó và thậm chí để định nghĩa nó? Trước câu hỏi mang đầy tính triết lý đang bị giằng xé giữa chủ nghĩa bi quan và thái độ giễu cợt trong tư tưởng phương Tây này, Matthieu Ricard đã mang lại lời giải đáp của đạo Phật: một câu trả lời rất khắt khe, song làm chúng ta yên lòng, lạc quan và ai cũng có thể chấp nhận được.

Thôi tìm hạnh phúc bằng mọi giá ở bên ngoài mình, học cách nhìn vào bên trong nhưng tự ngắm mình ít hơn một chút, làm quen với một cách tiếp cận thế giới vừa sâu sắc hơn, vừa vị tha hơn…

Với một tâm hồn phong phú bởi hai nền văn hóa,với những cuộc gặp gỡ với những nhà minh triết lớn, với sự hiểu biết kinh sách linh thiêng cũng như nỗi thống khổ của con người, Mathieu Ricard – nhà tu hành Phật giáo được nhiều người biết đến nhất và nổi tiếng nhất về đạo Phật tại Pháp – chia sẻ với chúng ta trong cuốn sách này những suy ngẫm say mê về con đường tìm kiếm chân hạnh phúc và những phương pháp để đạt được nó.

MỤC LỤC

Bạn nói về hạnh phúc ư?

Hạnh phúc phải chăng là mục đích của cuộc đời?

Một tấm gương hai mặt từ đó đặt ra vấn đề nội tâm và ngoại cảnh

Những người bạn giả

Chuyển hóa khổ đau

Có thể hạnh phúc được không?

Một nhầm lẫn đáng tiếc những bức màn che lấp “cái tôi”

Dòng sông cảm xúc

Những cảm xúc gây rối loạn và các phương thuốc đối trị

Tham dục

Bước nhảy dài tới tự do

Hận thù

Hạnh phúc và lòng vị tha

Hạnh phúc của những người khiêm nhường

Ghen tức

Nhìn đời màu vàng, màu hồng hay màu xám lạc quan, ngây thơ và bi quan

Hạnh phúc trong bão tố

Thời gian vàng, thời gian chì và thời gian vô giá trị

Bị lôi cuốn bởi dòng thời gian

Xã hội học về hạnh phúc

Hạnh phúc trong phòng thí nghiệm

Đạo đức học phải chăng là khoa học về hạnh phúc?

Như dòng thác đổ về biển cả… an lạc trước cái chết

Đạo

Lời cảm ơn

Hạnh phúc không tự nhiên đến, đó không phải là một ân sủng mà một số phận sung sướng có thể ban phát cho chúng ta hoặc một nỗi bất hạnh có thể tước đi của chúng ta; nó chỉ phụ thuộc vào chính chúng ta mà thôi. Người ta không trở nên hạnh phúc trong một đêm mà phải trả giá bằng sự lao động cần mẫn, ngày này qua ngày khác. Hạnh phúc phải được xây dựng, điều đó đòi hỏi khổ công và thời gian. Để trở nên hạnh phúc, người ta cần phải biết cách thay đổi chính bản thân mình.” – Luca và Francesco Cavalli

Một cô bạn người Mỹ – hiện là chủ một nhà in ảnh nổi tiếng – kể với tôi rằng sau khi đã trải qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, cô và một số bạn bè đã tập trung lại để hàn huyên về mơ ước muốn làm gì trong cuộc đời này. Khi nghe cô nói: “Tớ ao ước được hạnh phúc” cả bọn lặng đi vì lúng túng. Một cô trong bọn kêu lên: “Sao cơ? Một người sáng láng như cậu làm sao lại chỉ có ham muốn được là một người hạnh phúc?” Bạn tôi đã đáp lại: “Tớ chưa nói với các cậu rằng tớ muốn được hạnh phúc bằng cách nào. Có vô số cách để đạt được hạnh phúc, ví dụ như lấy chồng, sinh con, thành công trong sự nghiệp, phiêu lưu mạo hiểm, giúp đỡ tha nhân, tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn… Dù chọn công việc gì đi nữa, tớ cũng mong đợi ở cuộc đời một niềm hạnh phúc thực sự”.

Đối với Đức Dalai Lama, “hạnh phúc là mục đích của cuộc đời” trong khi nhà viết tiểu luận Pascal Bruckner lại khẳng định: “Hạnh phúc không phải là mối quan tâm của tôi.” Sao lại có thể tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau đến thế về cái điều mà đa số chúng ta cho là một thành phần căn bản của cuộc đời? Liệu hai con người kia có cùng nói về một chủ đề hay không? Hay có sự nhầm lẫn sâu sắc về chính việc định nghĩa thế nào là hạnh phúc?

Phải chăng cái từ “hạnh phúc” đã bị dùng sai tới mức người ta quay lưng lại với nó do quá chán chường bởi những ảo tưởng và màu mè mà nó mang lại? Đối với một số người, nói đi tìm hạnh phúc gần như là một chuyện vô duyên. Được trang bị tri thức đầy mình, họ ra mặt chế nhạo hạnh phúc như chế nhạo một cuốn tiểu thuyết tình cảm sướt mướt.

Làm sao người ta có thể đi tới chỗ làm giảm giá trị của hạnh phúc đến thế? Phải chăng do khía cạnh giả tạo về nó mà các phương tiện thông tin đại chúng và những thiên đường nhân tạo thường được giới thiệu với chúng ta? Hay đó là dấu hiệu thất bại của những phương tiện thô thiển được tiến hành nhằm đạt được hạnh phúc thực sự? Liệu chúng ta có nên thỏa hiệp với mối lo âu, hơn là cố gắng thực sự và hữu hiệu để tháo gỡ những rắc rối của hạnh phúc và khổ đau?

Theo Henri Bergson: “Người ta định nghĩa hạnh phúc là cái gì đó phức tạp và rối rắm, một trong những quan niệm mà nhân loại đã cố tình thả nổi để mỗi người tự xác định theo cách của mình.” Thực ra, cứ để mọi người hiểu lơ mơ về hạnh phúc cũng chẳng có gì là trầm trọng, nếu đó chỉ là thứ tình cảm thoáng qua và không để lại hậu quả; song đây lại là điều hoàn toàn khác, bởi vì nó là một phương cách sống quyết định chất lượng từng khoảnh khắc cuộc đời của chúng ta. Vậy thì hạnh phúc là gì?

Tất cả chúng ta đều khát khao hạnh phúc, song làm cách nào để có được, giữ gìn nó và thậm chí để định nghĩa nó? Trước câu hỏi mang đầy tính triết lý đang bị giằng xé giữa chủ nghĩa bi quan và thái độ giễu cợt trong tư tưởng phương Tây này, Matthieu Ricard đã mang lại lời giải đáp của đạo Phật: một câu trả lời rất khắt khe, song làm chúng ta yên lòng, lạc quan và ai cũng có thể chấp nhận được.

Thôi tìm hạnh phúc bằng mọi giá ở bên ngoài mình, học cách nhìn vào bên trong nhưng tự ngắm mình ít hơn một chút, làm quen với một cách tiếp cận thế giới vừa sâu sắc hơn, vừa vị tha hơn…

Với một tâm hồn phong phú bởi hai nền văn hóa,với những cuộc gặp gỡ với những nhà minh triết lớn, với sự hiểu biết kinh sách linh thiêng cũng như nỗi thống khổ của con người, Mathieu Ricard – nhà tu hành Phật giáo được nhiều người biết đến nhất và nổi tiếng nhất về đạo Phật tại Pháp – chia sẻ với chúng ta trong cuốn sách này những suy ngẫm say mê về con đường tìm kiếm chân hạnh phúc và những phương pháp để đạt được nó.

MỤC LỤC

Bạn nói về hạnh phúc ư?

Hạnh phúc phải chăng là mục đích của cuộc đời?

Một tấm gương hai mặt từ đó đặt ra vấn đề nội tâm và ngoại cảnh

Những người bạn giả

Chuyển hóa khổ đau

Có thể hạnh phúc được không?

Một nhầm lẫn đáng tiếc những bức màn che lấp “cái tôi”

Dòng sông cảm xúc

Những cảm xúc gây rối loạn và các phương thuốc đối trị

Tham dục

Bước nhảy dài tới tự do

Hận thù

Hạnh phúc và lòng vị tha

Hạnh phúc của những người khiêm nhường

Ghen tức

Nhìn đời màu vàng, màu hồng hay màu xám lạc quan, ngây thơ và bi quan

Hạnh phúc trong bão tố

Thời gian vàng, thời gian chì và thời gian vô giá trị

Bị lôi cuốn bởi dòng thời gian

Xã hội học về hạnh phúc

Hạnh phúc trong phòng thí nghiệm

Đạo đức học phải chăng là khoa học về hạnh phúc?

Như dòng thác đổ về biển cả… an lạc trước cái chết

Đạo

Lời cảm ơn