Tứ đại Bồ Tát - Pháp sư Văn Châu

$19.00

Mỗi khi vào chùa, chúng ta cảm nhận được không khí an nhiên nơi của Phật, những ai hay đi chùa sẽ rất quen thuộc với tôn tượng các vị Bồ tát. Bồ tát Văn Thù tay cầm thanh kiếm, cưỡi trên sư tử xanh, Bồ tát Phổ Hiền cưỡi trên voi trắng, Bồ tát Quán Thế Âm cầm cành dương liễu, bình nước cam lồ, Bồ tát Địa Tạng tay cầm cây tích trượng, hình tướng gần gũi với các vị tăng sĩ. Đó là bốn vị đại Bồ tát có nhân duyên sâu dày với tất cả chúng sinh trong cõi Sa bà. 

Trong nhà Phật, Bồ tát Văn Thù đại diện cho trí tuệ vô thượng, Bồ tát Phổ Hiền đại diện cho hạnh nguyện vô biên, Bồ tát Quán Âm đại diện cho từ bi vô lượng và Bồ tát Địa Tạng là biểu tượng cho hiếu đạo vô cùng.

Tuy các Ngài đã chứng đắc quả vị Phật từ lâu, phúc trí đã viên mãn nhưng vì lòng xót thương chúng sinh trong ba cõi sáu đường nên các Ngài phát nguyện hiện thân Bồ tát để gần gũi, cứu giúp chúng sinh. Bốn vị đại Bồ tát sẵn sàng nâng đỡ chúng sinh trên lộ trình hướng thượng, làm ngọn đèn soi đường chỉ lối cho chúng sinh xa lìa tăm tối, làm thuyền bè đưa hết thảy chúng sinh xa rời bờ mê đến được bến giác. Dù mỗi vị Bồ tát đại biểu cho những công hạnh và đại nguyện riêng, nhưng các Ngài đều có lòng thương yêu chúng sinh vô bờ bến, luôn đem đến lợi ích cho hết thảy muôn loài. 

Cuốn sách Tứ Đại Bồ tát do Pháp sư Văn Châu giảng bằng tiếng Trung, được sư cô Diệu Liên chuyển ngữ sang tiếng Việt. Cuốn sách giúp mọi người hiểu được tinh thần cơ bản của Phật giáo, tìm hiểu sâu thêm về các vị Bồ tát vốn đã quen thuộc. Từ đó, tác phẩm này cũng góp phần khai mở trí tuệ bên trong mỗi độc giả và thức tỉnh hạnh nguyện vô biên, cùng từ bi vô tận. 

Trên lộ trình tiến đến quả vị Phật, mọi hành giả tu tập đều phải trải qua con đường thực hành hạnh Bồ tát. Đây là con đường chung mà ba đời mười phương chư Phật đã, đang và sẽ đi. Cho nên, chỉ khi thực hành công hạnh của một vị Bồ tát là tự lợi lợi tha, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn, chúng ta mới có đủ công đức tiến đến quả vị Vô thượng Chính đẳng Chính giác. 

Mỗi người con Phật nên học tập theo tinh thần cứu độ chúng sinh của Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Quán Âm và Bồ tát Địa Tạng cứu giúp nhân loại trên thế giới này thoát khỏi biển khổ sinh tử.

Add To Cart

Mỗi khi vào chùa, chúng ta cảm nhận được không khí an nhiên nơi của Phật, những ai hay đi chùa sẽ rất quen thuộc với tôn tượng các vị Bồ tát. Bồ tát Văn Thù tay cầm thanh kiếm, cưỡi trên sư tử xanh, Bồ tát Phổ Hiền cưỡi trên voi trắng, Bồ tát Quán Thế Âm cầm cành dương liễu, bình nước cam lồ, Bồ tát Địa Tạng tay cầm cây tích trượng, hình tướng gần gũi với các vị tăng sĩ. Đó là bốn vị đại Bồ tát có nhân duyên sâu dày với tất cả chúng sinh trong cõi Sa bà. 

Trong nhà Phật, Bồ tát Văn Thù đại diện cho trí tuệ vô thượng, Bồ tát Phổ Hiền đại diện cho hạnh nguyện vô biên, Bồ tát Quán Âm đại diện cho từ bi vô lượng và Bồ tát Địa Tạng là biểu tượng cho hiếu đạo vô cùng.

Tuy các Ngài đã chứng đắc quả vị Phật từ lâu, phúc trí đã viên mãn nhưng vì lòng xót thương chúng sinh trong ba cõi sáu đường nên các Ngài phát nguyện hiện thân Bồ tát để gần gũi, cứu giúp chúng sinh. Bốn vị đại Bồ tát sẵn sàng nâng đỡ chúng sinh trên lộ trình hướng thượng, làm ngọn đèn soi đường chỉ lối cho chúng sinh xa lìa tăm tối, làm thuyền bè đưa hết thảy chúng sinh xa rời bờ mê đến được bến giác. Dù mỗi vị Bồ tát đại biểu cho những công hạnh và đại nguyện riêng, nhưng các Ngài đều có lòng thương yêu chúng sinh vô bờ bến, luôn đem đến lợi ích cho hết thảy muôn loài. 

Cuốn sách Tứ Đại Bồ tát do Pháp sư Văn Châu giảng bằng tiếng Trung, được sư cô Diệu Liên chuyển ngữ sang tiếng Việt. Cuốn sách giúp mọi người hiểu được tinh thần cơ bản của Phật giáo, tìm hiểu sâu thêm về các vị Bồ tát vốn đã quen thuộc. Từ đó, tác phẩm này cũng góp phần khai mở trí tuệ bên trong mỗi độc giả và thức tỉnh hạnh nguyện vô biên, cùng từ bi vô tận. 

Trên lộ trình tiến đến quả vị Phật, mọi hành giả tu tập đều phải trải qua con đường thực hành hạnh Bồ tát. Đây là con đường chung mà ba đời mười phương chư Phật đã, đang và sẽ đi. Cho nên, chỉ khi thực hành công hạnh của một vị Bồ tát là tự lợi lợi tha, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn, chúng ta mới có đủ công đức tiến đến quả vị Vô thượng Chính đẳng Chính giác. 

Mỗi người con Phật nên học tập theo tinh thần cứu độ chúng sinh của Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Quán Âm và Bồ tát Địa Tạng cứu giúp nhân loại trên thế giới này thoát khỏi biển khổ sinh tử.

Mỗi khi vào chùa, chúng ta cảm nhận được không khí an nhiên nơi của Phật, những ai hay đi chùa sẽ rất quen thuộc với tôn tượng các vị Bồ tát. Bồ tát Văn Thù tay cầm thanh kiếm, cưỡi trên sư tử xanh, Bồ tát Phổ Hiền cưỡi trên voi trắng, Bồ tát Quán Thế Âm cầm cành dương liễu, bình nước cam lồ, Bồ tát Địa Tạng tay cầm cây tích trượng, hình tướng gần gũi với các vị tăng sĩ. Đó là bốn vị đại Bồ tát có nhân duyên sâu dày với tất cả chúng sinh trong cõi Sa bà. 

Trong nhà Phật, Bồ tát Văn Thù đại diện cho trí tuệ vô thượng, Bồ tát Phổ Hiền đại diện cho hạnh nguyện vô biên, Bồ tát Quán Âm đại diện cho từ bi vô lượng và Bồ tát Địa Tạng là biểu tượng cho hiếu đạo vô cùng.

Tuy các Ngài đã chứng đắc quả vị Phật từ lâu, phúc trí đã viên mãn nhưng vì lòng xót thương chúng sinh trong ba cõi sáu đường nên các Ngài phát nguyện hiện thân Bồ tát để gần gũi, cứu giúp chúng sinh. Bốn vị đại Bồ tát sẵn sàng nâng đỡ chúng sinh trên lộ trình hướng thượng, làm ngọn đèn soi đường chỉ lối cho chúng sinh xa lìa tăm tối, làm thuyền bè đưa hết thảy chúng sinh xa rời bờ mê đến được bến giác. Dù mỗi vị Bồ tát đại biểu cho những công hạnh và đại nguyện riêng, nhưng các Ngài đều có lòng thương yêu chúng sinh vô bờ bến, luôn đem đến lợi ích cho hết thảy muôn loài. 

Cuốn sách Tứ Đại Bồ tát do Pháp sư Văn Châu giảng bằng tiếng Trung, được sư cô Diệu Liên chuyển ngữ sang tiếng Việt. Cuốn sách giúp mọi người hiểu được tinh thần cơ bản của Phật giáo, tìm hiểu sâu thêm về các vị Bồ tát vốn đã quen thuộc. Từ đó, tác phẩm này cũng góp phần khai mở trí tuệ bên trong mỗi độc giả và thức tỉnh hạnh nguyện vô biên, cùng từ bi vô tận. 

Trên lộ trình tiến đến quả vị Phật, mọi hành giả tu tập đều phải trải qua con đường thực hành hạnh Bồ tát. Đây là con đường chung mà ba đời mười phương chư Phật đã, đang và sẽ đi. Cho nên, chỉ khi thực hành công hạnh của một vị Bồ tát là tự lợi lợi tha, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn, chúng ta mới có đủ công đức tiến đến quả vị Vô thượng Chính đẳng Chính giác. 

Mỗi người con Phật nên học tập theo tinh thần cứu độ chúng sinh của Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Quán Âm và Bồ tát Địa Tạng cứu giúp nhân loại trên thế giới này thoát khỏi biển khổ sinh tử.