Từ điển Phật học Tuệ Quang (Việt-Hán-Phạn-Anh) (full 2 tập)
Xuất phát từ Ấn Độ Phật giáo truyền sang các nước khác bằng 2 đường thủy, bộ. Từ thời Tam Quốc đến Đông Tấn (317~420), Tây Tấn (165~317), trong khoảng vài trăm năm Phật giáo Trung Quốc trước tiên gồm nhiều hệ thống Đại thừa, Tiểu thừa. Tất cả kinh điển truyền dịch trong thời kỳ này đều do các sư xuất thân từ Ấn Độ và các nước Tây Vực. Qua quá trình truyền bá, kinh tạng bằng chữ Hán đã phổ cập trong các quốc gia Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, tạo thành một khối văn hóa Phật giáo Hán Tạng đồ sộ hơn bất cứ nền văn hóa Phật giáo bằng các ngôn ngữ khác. Hiện tượng hội nhập văn hóa diễn ra trong quá trình tiếp xúc và dung hợp đã tạo được một nét đặc sắc của văn hóa Ấn-Trung.
Trong tình trạng trình độ văn hóa thuần phác và nền chính trị quân chủ chuyên chế của các nước vùng Tây Vực lúc bấy giờ, mối quan tâm của Phật giáo là làm sao đem giáo nghĩa Phật giáo đến với trình độ xã hội bản địa. Do yêu cầu đó, có thể nói chú thuật và y thuật chữa bệnh là đại biểu cho nền văn hóa Phật giáo thời ấy. Các sư truyền giáo thời ấy vừa là những nhà trí thức vừa là những nhà thần bí kinh nghiệm.
Trung Quốc là một quốc gia có tinh thần tự tôn coi mọi tinh hoa của đất trời đều tập trung vào một dân tộc mình mà thôi. Vì vậy, đã một thời khá lâu Phật giáo bị coi như một thứ tôn giáo ngoại lai, một thứ tôn giáo của mọi rợ. Cho đến thời Đông Hán, giáo nghĩa Phật giáo thường phải vay mượn những khái niệm văn hóa tại chỗ để diễn đạt. Nói cách khác là đã mượn những dụng ngữ trong tư tưởng Lão Trang để biểu hiện. Như khái niệm về Bồ-đề, Niết-bàn, Chân như … phải mượn những từ như đạo, vô vi, bản vô … để phiên dịch. Từ cuối Tây Tấn về sau, Phật giáo mới có các nhân tài kỳ vĩ như Đạo An, Tuệ Viễn lần lần mở rộng và giải phóng Phật giáo ra khỏi tình trạng vay mượn tự nghĩa, trả Phật giáo trở về với hình dạng bản lai đoan đích.
Từ thời Nam Bắc triều, Phật giáo đã củng cố được địa bàn trong lòng dân tộc Hán. Nam triều có Lương Vũ Đế. Bắc triều có Đạo Vũ Đế. Mặc dầu Bắc Ngụy có Thái Vũ Đế là một tay bài xích Phật giáo nổi tiếng, nhưng Nam Bắc triều vẫn là thời mà Địa luận tông, Nhiếp luận tông, Tịnh độ tông, Thiền tông, Tì-đàm tông, Thành thật tông, Tam luận tông, Niết-bàn tông, Thiên Thai tông, Luật tông đã thành lập, tạo cơ sở cho các giáo phái Phật giáo Trung Quốc. Có thể nói Phật giáo từ Ấn Độ đến Trung Quốc khác nào hạt giống tốt gặp mảnh đất màu mỡ làm đua nở trăm hoa, rồi từ đó tỏa ra Nhật Bản Triều Tiên Việt Nam tiếp tục đâm chồi nảy lộc.
Với bề dày lịch sử đậm đặc những sự kiện văn hóa Phật giáo của khối Hán tạng thì việc biên soạn Từ điển Phật học Hán Việt là điều cần thiết, không chỉ ở một cấp độ nào hay chỉ thực hiện một lần rồi dừng lại.
Tiếng Hán cổ từ lâu đã là thứ tử ngữ (dead language) mà ngay cả người Hoa không học cổ học Hán văn cũng không đọc hiểu được. Tiếng Hán có 4 dấu giọng, trong khi tiếng Việt có 6 dấu. Một chữ Hán có thể đọc thành 2 âm Hán-Việt như trùng là lớp, trọng là nặng, thậm chí có thể đọc thành 4 âm như hành là làm, hạnh là hạnh kiểm, hàng là hàng chữ hàng cây hay ngân hàng, hãng là xưởng hãng. Phát âm sai sẽ kéo theo sự hiểu sai về nghĩa chữ. Các nhà Nho xưa đọc Nam vô Phật và nói là nước Nam không có Phật. Đây phải chăng là ngụ ý xuyên tạc hay thật sự lầm lẫn. Nhưng Bát-nhã đọc là Ban Nhược, Lăng-Nghiêm đọc Ngạc Nghiêm là chuyện có thật. Ngoài lầm lẫn phát âm còn lầm lẫn tự dạng như ô yên thành mã, lạt thích trưng vi.
Chữ dùng trong văn dịch còn có cựu dịch tân dịch. Cựu dịch thường chỉ các kinh dịch trước Huyền Trang, tân dịch là từ Huyền Trang trở về sau. Như Sattva cựu dịch là chúng sinh tân dịch là hữu tình. Pāramitā cựu dịch là độ vô cực tân dịch là đáo bỉ ngạn v.v… Văn phong (style) thì gần gũi có Nghĩa Tịnh, sáng rõ có Huyền Trang, nhịp nhàng có Cưu-ma-la-thập, súc tích có Cầu-na-bạt-đà-la v.v… mỗi người một vẻ.
Chọn lựa và liều lượng nội dung các hạng từ (entries) là điều ban biên soạn cũng phải cân nhắc. Nhiều hạng từ có chỉ rõ xuất xứ để người sử dụng tham khảo nhằm tiện cho người học và chứng minh tính xác thực. Phần tiếng Phạn và tiếng Anh giúp người sử dụng tiện tra cứu và giảng dạy Phật pháp bằng tiếng nước ngoài. Trong Từ điển này, dữ liệu về Phật giáo Việt Nam chưa được nhập vào vì e khối lượng sẽ quá lớn và chưa đầy đủ. Ước mong ở một công trình kế tiếp.
Từ điển này nhằm phục vụ các đối tượng: Người tu học Phật pháp, các vị Giáo thọ, Tăng Ni sinh viên các trường Phật học, và giới nghiên cứu văn hóa xã hội tôn giáo mà không dụng tâm mưu cầu một mục đích nào khác.
Xuất phát từ Ấn Độ Phật giáo truyền sang các nước khác bằng 2 đường thủy, bộ. Từ thời Tam Quốc đến Đông Tấn (317~420), Tây Tấn (165~317), trong khoảng vài trăm năm Phật giáo Trung Quốc trước tiên gồm nhiều hệ thống Đại thừa, Tiểu thừa. Tất cả kinh điển truyền dịch trong thời kỳ này đều do các sư xuất thân từ Ấn Độ và các nước Tây Vực. Qua quá trình truyền bá, kinh tạng bằng chữ Hán đã phổ cập trong các quốc gia Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, tạo thành một khối văn hóa Phật giáo Hán Tạng đồ sộ hơn bất cứ nền văn hóa Phật giáo bằng các ngôn ngữ khác. Hiện tượng hội nhập văn hóa diễn ra trong quá trình tiếp xúc và dung hợp đã tạo được một nét đặc sắc của văn hóa Ấn-Trung.
Trong tình trạng trình độ văn hóa thuần phác và nền chính trị quân chủ chuyên chế của các nước vùng Tây Vực lúc bấy giờ, mối quan tâm của Phật giáo là làm sao đem giáo nghĩa Phật giáo đến với trình độ xã hội bản địa. Do yêu cầu đó, có thể nói chú thuật và y thuật chữa bệnh là đại biểu cho nền văn hóa Phật giáo thời ấy. Các sư truyền giáo thời ấy vừa là những nhà trí thức vừa là những nhà thần bí kinh nghiệm.
Trung Quốc là một quốc gia có tinh thần tự tôn coi mọi tinh hoa của đất trời đều tập trung vào một dân tộc mình mà thôi. Vì vậy, đã một thời khá lâu Phật giáo bị coi như một thứ tôn giáo ngoại lai, một thứ tôn giáo của mọi rợ. Cho đến thời Đông Hán, giáo nghĩa Phật giáo thường phải vay mượn những khái niệm văn hóa tại chỗ để diễn đạt. Nói cách khác là đã mượn những dụng ngữ trong tư tưởng Lão Trang để biểu hiện. Như khái niệm về Bồ-đề, Niết-bàn, Chân như … phải mượn những từ như đạo, vô vi, bản vô … để phiên dịch. Từ cuối Tây Tấn về sau, Phật giáo mới có các nhân tài kỳ vĩ như Đạo An, Tuệ Viễn lần lần mở rộng và giải phóng Phật giáo ra khỏi tình trạng vay mượn tự nghĩa, trả Phật giáo trở về với hình dạng bản lai đoan đích.
Từ thời Nam Bắc triều, Phật giáo đã củng cố được địa bàn trong lòng dân tộc Hán. Nam triều có Lương Vũ Đế. Bắc triều có Đạo Vũ Đế. Mặc dầu Bắc Ngụy có Thái Vũ Đế là một tay bài xích Phật giáo nổi tiếng, nhưng Nam Bắc triều vẫn là thời mà Địa luận tông, Nhiếp luận tông, Tịnh độ tông, Thiền tông, Tì-đàm tông, Thành thật tông, Tam luận tông, Niết-bàn tông, Thiên Thai tông, Luật tông đã thành lập, tạo cơ sở cho các giáo phái Phật giáo Trung Quốc. Có thể nói Phật giáo từ Ấn Độ đến Trung Quốc khác nào hạt giống tốt gặp mảnh đất màu mỡ làm đua nở trăm hoa, rồi từ đó tỏa ra Nhật Bản Triều Tiên Việt Nam tiếp tục đâm chồi nảy lộc.
Với bề dày lịch sử đậm đặc những sự kiện văn hóa Phật giáo của khối Hán tạng thì việc biên soạn Từ điển Phật học Hán Việt là điều cần thiết, không chỉ ở một cấp độ nào hay chỉ thực hiện một lần rồi dừng lại.
Tiếng Hán cổ từ lâu đã là thứ tử ngữ (dead language) mà ngay cả người Hoa không học cổ học Hán văn cũng không đọc hiểu được. Tiếng Hán có 4 dấu giọng, trong khi tiếng Việt có 6 dấu. Một chữ Hán có thể đọc thành 2 âm Hán-Việt như trùng là lớp, trọng là nặng, thậm chí có thể đọc thành 4 âm như hành là làm, hạnh là hạnh kiểm, hàng là hàng chữ hàng cây hay ngân hàng, hãng là xưởng hãng. Phát âm sai sẽ kéo theo sự hiểu sai về nghĩa chữ. Các nhà Nho xưa đọc Nam vô Phật và nói là nước Nam không có Phật. Đây phải chăng là ngụ ý xuyên tạc hay thật sự lầm lẫn. Nhưng Bát-nhã đọc là Ban Nhược, Lăng-Nghiêm đọc Ngạc Nghiêm là chuyện có thật. Ngoài lầm lẫn phát âm còn lầm lẫn tự dạng như ô yên thành mã, lạt thích trưng vi.
Chữ dùng trong văn dịch còn có cựu dịch tân dịch. Cựu dịch thường chỉ các kinh dịch trước Huyền Trang, tân dịch là từ Huyền Trang trở về sau. Như Sattva cựu dịch là chúng sinh tân dịch là hữu tình. Pāramitā cựu dịch là độ vô cực tân dịch là đáo bỉ ngạn v.v… Văn phong (style) thì gần gũi có Nghĩa Tịnh, sáng rõ có Huyền Trang, nhịp nhàng có Cưu-ma-la-thập, súc tích có Cầu-na-bạt-đà-la v.v… mỗi người một vẻ.
Chọn lựa và liều lượng nội dung các hạng từ (entries) là điều ban biên soạn cũng phải cân nhắc. Nhiều hạng từ có chỉ rõ xuất xứ để người sử dụng tham khảo nhằm tiện cho người học và chứng minh tính xác thực. Phần tiếng Phạn và tiếng Anh giúp người sử dụng tiện tra cứu và giảng dạy Phật pháp bằng tiếng nước ngoài. Trong Từ điển này, dữ liệu về Phật giáo Việt Nam chưa được nhập vào vì e khối lượng sẽ quá lớn và chưa đầy đủ. Ước mong ở một công trình kế tiếp.
Từ điển này nhằm phục vụ các đối tượng: Người tu học Phật pháp, các vị Giáo thọ, Tăng Ni sinh viên các trường Phật học, và giới nghiên cứu văn hóa xã hội tôn giáo mà không dụng tâm mưu cầu một mục đích nào khác.
Xuất phát từ Ấn Độ Phật giáo truyền sang các nước khác bằng 2 đường thủy, bộ. Từ thời Tam Quốc đến Đông Tấn (317~420), Tây Tấn (165~317), trong khoảng vài trăm năm Phật giáo Trung Quốc trước tiên gồm nhiều hệ thống Đại thừa, Tiểu thừa. Tất cả kinh điển truyền dịch trong thời kỳ này đều do các sư xuất thân từ Ấn Độ và các nước Tây Vực. Qua quá trình truyền bá, kinh tạng bằng chữ Hán đã phổ cập trong các quốc gia Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, tạo thành một khối văn hóa Phật giáo Hán Tạng đồ sộ hơn bất cứ nền văn hóa Phật giáo bằng các ngôn ngữ khác. Hiện tượng hội nhập văn hóa diễn ra trong quá trình tiếp xúc và dung hợp đã tạo được một nét đặc sắc của văn hóa Ấn-Trung.
Trong tình trạng trình độ văn hóa thuần phác và nền chính trị quân chủ chuyên chế của các nước vùng Tây Vực lúc bấy giờ, mối quan tâm của Phật giáo là làm sao đem giáo nghĩa Phật giáo đến với trình độ xã hội bản địa. Do yêu cầu đó, có thể nói chú thuật và y thuật chữa bệnh là đại biểu cho nền văn hóa Phật giáo thời ấy. Các sư truyền giáo thời ấy vừa là những nhà trí thức vừa là những nhà thần bí kinh nghiệm.
Trung Quốc là một quốc gia có tinh thần tự tôn coi mọi tinh hoa của đất trời đều tập trung vào một dân tộc mình mà thôi. Vì vậy, đã một thời khá lâu Phật giáo bị coi như một thứ tôn giáo ngoại lai, một thứ tôn giáo của mọi rợ. Cho đến thời Đông Hán, giáo nghĩa Phật giáo thường phải vay mượn những khái niệm văn hóa tại chỗ để diễn đạt. Nói cách khác là đã mượn những dụng ngữ trong tư tưởng Lão Trang để biểu hiện. Như khái niệm về Bồ-đề, Niết-bàn, Chân như … phải mượn những từ như đạo, vô vi, bản vô … để phiên dịch. Từ cuối Tây Tấn về sau, Phật giáo mới có các nhân tài kỳ vĩ như Đạo An, Tuệ Viễn lần lần mở rộng và giải phóng Phật giáo ra khỏi tình trạng vay mượn tự nghĩa, trả Phật giáo trở về với hình dạng bản lai đoan đích.
Từ thời Nam Bắc triều, Phật giáo đã củng cố được địa bàn trong lòng dân tộc Hán. Nam triều có Lương Vũ Đế. Bắc triều có Đạo Vũ Đế. Mặc dầu Bắc Ngụy có Thái Vũ Đế là một tay bài xích Phật giáo nổi tiếng, nhưng Nam Bắc triều vẫn là thời mà Địa luận tông, Nhiếp luận tông, Tịnh độ tông, Thiền tông, Tì-đàm tông, Thành thật tông, Tam luận tông, Niết-bàn tông, Thiên Thai tông, Luật tông đã thành lập, tạo cơ sở cho các giáo phái Phật giáo Trung Quốc. Có thể nói Phật giáo từ Ấn Độ đến Trung Quốc khác nào hạt giống tốt gặp mảnh đất màu mỡ làm đua nở trăm hoa, rồi từ đó tỏa ra Nhật Bản Triều Tiên Việt Nam tiếp tục đâm chồi nảy lộc.
Với bề dày lịch sử đậm đặc những sự kiện văn hóa Phật giáo của khối Hán tạng thì việc biên soạn Từ điển Phật học Hán Việt là điều cần thiết, không chỉ ở một cấp độ nào hay chỉ thực hiện một lần rồi dừng lại.
Tiếng Hán cổ từ lâu đã là thứ tử ngữ (dead language) mà ngay cả người Hoa không học cổ học Hán văn cũng không đọc hiểu được. Tiếng Hán có 4 dấu giọng, trong khi tiếng Việt có 6 dấu. Một chữ Hán có thể đọc thành 2 âm Hán-Việt như trùng là lớp, trọng là nặng, thậm chí có thể đọc thành 4 âm như hành là làm, hạnh là hạnh kiểm, hàng là hàng chữ hàng cây hay ngân hàng, hãng là xưởng hãng. Phát âm sai sẽ kéo theo sự hiểu sai về nghĩa chữ. Các nhà Nho xưa đọc Nam vô Phật và nói là nước Nam không có Phật. Đây phải chăng là ngụ ý xuyên tạc hay thật sự lầm lẫn. Nhưng Bát-nhã đọc là Ban Nhược, Lăng-Nghiêm đọc Ngạc Nghiêm là chuyện có thật. Ngoài lầm lẫn phát âm còn lầm lẫn tự dạng như ô yên thành mã, lạt thích trưng vi.
Chữ dùng trong văn dịch còn có cựu dịch tân dịch. Cựu dịch thường chỉ các kinh dịch trước Huyền Trang, tân dịch là từ Huyền Trang trở về sau. Như Sattva cựu dịch là chúng sinh tân dịch là hữu tình. Pāramitā cựu dịch là độ vô cực tân dịch là đáo bỉ ngạn v.v… Văn phong (style) thì gần gũi có Nghĩa Tịnh, sáng rõ có Huyền Trang, nhịp nhàng có Cưu-ma-la-thập, súc tích có Cầu-na-bạt-đà-la v.v… mỗi người một vẻ.
Chọn lựa và liều lượng nội dung các hạng từ (entries) là điều ban biên soạn cũng phải cân nhắc. Nhiều hạng từ có chỉ rõ xuất xứ để người sử dụng tham khảo nhằm tiện cho người học và chứng minh tính xác thực. Phần tiếng Phạn và tiếng Anh giúp người sử dụng tiện tra cứu và giảng dạy Phật pháp bằng tiếng nước ngoài. Trong Từ điển này, dữ liệu về Phật giáo Việt Nam chưa được nhập vào vì e khối lượng sẽ quá lớn và chưa đầy đủ. Ước mong ở một công trình kế tiếp.
Từ điển này nhằm phục vụ các đối tượng: Người tu học Phật pháp, các vị Giáo thọ, Tăng Ni sinh viên các trường Phật học, và giới nghiên cứu văn hóa xã hội tôn giáo mà không dụng tâm mưu cầu một mục đích nào khác.