Thao túng cảm xúc bằng ngôn từ

$26.00
Quantity:
Add To Cart

Nếu bạn không biết thao túng bằng lời nói là gì, bạn sẽ biết khi đọc cuốn sách này. Nếu bạn không hiểu bắt đầu từ mắt xích nào và tại sao mối quan hệ của bạn lại nhiều tổn thương đến vậy, bạn sẽ hiểu khi đọc cuốn sách này.

Bạn sẽ học được những cách mới để đối phó với sự thao túng và làm thế nào để biết đâu là những ám thị vô lý từ đối phương và đâu là con người của chính bạn. Thao túng bằng lời nói có thể ẩn sâu những vỏ bọc ngôn từ tinh vi hoặc có thể được điểm mặt chỉ tên trước ánh sáng.

Thao túng bằng lời nói có thể khiến một người phụ nữ mạnh mẽ gục ngã, biến cô ấy trở thành một cái vỏ trống rỗng, vậy nhưng nhiều phụ nữ không biết họ đang đối mặt với kẻ thao túng hoặc nhận ra mình là nạn nhân của điều sai trái và nghiêm trọng đó. Cuốn sách “Thao túng cảm xúc bằng ngôn từ” sẽ giúp bạn không mất quá nhiều thời gian để chịu đựng những tổn thương, giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình, hoàn cảnh của mình hơn và hướng về tương lai phía trước.

Bởi vì bạn xứng đáng được yêu thương!

- Tác giả:

Patricia Evans là chuyên gia nổi tiếng thế giới về Giao tiếp Liên cá nhân và Hành vi Bạo hành bằng lời nói và là tác giả của năm cuốn sách bán chạy về chủ đề này. Bà đã xuất hiện trên hơn 200 chương trình phát thanh và 17 chương trình truyền hình quốc gia, bao gồm Oprah Winfrey Show, Sonya Live—CNN và News Talk với tư cách diễn giả nhằm nâng cao nhận thức về hành vi lạm dụng bí mật này.

=>> Trích dẫn hay trong sách :

- “Một trong những nhu cầu lớn nhất của chúng ta là thấu hiểu và được thấu hiểu. Trong mối quan hệ bạo hành bằng lời nói, nhu cầu thấu hiểu và được thấu hiểu của đối phương không được thỏa mãn. Mặt khác, cô ấy vẫn duy trì mối quan hệ vì niềm tin rằng nửa kia là người lý trí và hai bên có thể đạt được sự thấu hiểu. Cô ấy gần như không thể hiểu được sự thật là họ không thể hiểu nhau bởi vì anh ta là kẻ bạo hành và sẽ đánh bại cô ấy qua những trò chơi quyền lực. Tuy nhiên, vì không nhận ra điều đó, cô ấy sống trong một thực tại khó hiểu, nơi cô ấy bị chỉ trích vì chính những tổn thương tinh thần của mình.”

- “Có thể nạn nhân không chỉ cảm thấy phải chịu trách nhiệm cho cơn giận của kẻ bạo hành, mà còn cho cả sự hạnh phúc của anh ta. Rất khó tránh khỏi cảm giác trách nhiệm nếu kẻ bạo hành thao túng đối phương bằng thái độ “tội nghiệp,” bất lực. Nếu bị ép buộc một cách kín đáo, có lẽ cô ấy sẽ bắt đầu cảm thấy cô ấy phải chiều theo mong muốn của anh ta để chứng tỏ tình yêu.”

- “Trên hành trình phục hồi này, bạn có thể bất chợt nhận ra những gì bạn đã phải chịu đựng khi bị bạo hành. Nếu có hành vi bạo hành nào từng khiến bạn bị sốc, bối rối và chao đảo, thì giờ đây, ký ức về trải nghiệm đó có thể sẽ dội lại. Hiện tượng này xảy ra bởi vì trải nghiệm ban đầu giống như một cơn sang chấn. Nó vượt quá khả năng hiểu và tiếp nhận của bạn tại thời điểm đó. Sự hồi tưởng này giống như bạn đột ngột nhận ra và trải nghiệm lại nỗi đau và thực tế của một trải nghiệm kinh hoàng trong quá khứ. Nhận biết những điều đang xảy ra, đối diện với những cảm xúc gắn liền với ký ức và tập trung vào hiện tại đều là những biện pháp hữu ích.”