Tiếng núi (bìa cứng) - Kawabata Yasunari
“Không có gió. Trăng sáng gần như trăng rằm, nhưng hơi đêm ẩm ướt khiến cho đường nét của đỉnh quả núi nhỏ được vẽ nên bởi những thân cây nhòe đi. Tuy nhiên không phải do chúng lay động vì gió.
Bụi dương xỉ bên dưới khoảng hiện Shingo đang ngồi cũng không lay động. Sâu trong những hẻm núi của Kamakura, đôi khi có thể nghe được tiếng sóng vào ban đêm, thành thử Shingo thoạt tưởng là tiếng động của biển, nhưng đó quả thật là tiếng núi.
Nó giống như tiếng gió ở xa, nhưng lại mang một sức mạnh ngầm, sâu thẳm tựa như tiếng đất rền. Tiếng động ấy như thế vang lên trong tâm tưởng khiến Shingo nghĩ mình bị ù tai, ông lắc lắc đầu.
Tiếng động chấm dứt.
Chỉ sau khi tiếng động chấm dứt, Shingo mới bắt đầu bị xâm chiếm bởi một nỗi sợ.
Ông lạnh người vì nghĩ rằng tiếng động ấy mách cho ông biết về ngày tận số của mình."
Kawabata Yasunari (1899-1972)
Là một trong những tác gia lớn nhất của văn học Nhật Bản thế kỷ XX. Ông là nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải thưởng Nobel Văn học.
Tiếng núi được đánh giá là một tác phẩm đỉnh cao của nền văn học Nhật Bản sau Thế chiến 2 và đã được đăng rải rác từng chương trên nhiều tạp chí khác nhau suốt từ năm 1949 tới năm 1954.
“Không có gió. Trăng sáng gần như trăng rằm, nhưng hơi đêm ẩm ướt khiến cho đường nét của đỉnh quả núi nhỏ được vẽ nên bởi những thân cây nhòe đi. Tuy nhiên không phải do chúng lay động vì gió.
Bụi dương xỉ bên dưới khoảng hiện Shingo đang ngồi cũng không lay động. Sâu trong những hẻm núi của Kamakura, đôi khi có thể nghe được tiếng sóng vào ban đêm, thành thử Shingo thoạt tưởng là tiếng động của biển, nhưng đó quả thật là tiếng núi.
Nó giống như tiếng gió ở xa, nhưng lại mang một sức mạnh ngầm, sâu thẳm tựa như tiếng đất rền. Tiếng động ấy như thế vang lên trong tâm tưởng khiến Shingo nghĩ mình bị ù tai, ông lắc lắc đầu.
Tiếng động chấm dứt.
Chỉ sau khi tiếng động chấm dứt, Shingo mới bắt đầu bị xâm chiếm bởi một nỗi sợ.
Ông lạnh người vì nghĩ rằng tiếng động ấy mách cho ông biết về ngày tận số của mình."
Kawabata Yasunari (1899-1972)
Là một trong những tác gia lớn nhất của văn học Nhật Bản thế kỷ XX. Ông là nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải thưởng Nobel Văn học.
Tiếng núi được đánh giá là một tác phẩm đỉnh cao của nền văn học Nhật Bản sau Thế chiến 2 và đã được đăng rải rác từng chương trên nhiều tạp chí khác nhau suốt từ năm 1949 tới năm 1954.
“Không có gió. Trăng sáng gần như trăng rằm, nhưng hơi đêm ẩm ướt khiến cho đường nét của đỉnh quả núi nhỏ được vẽ nên bởi những thân cây nhòe đi. Tuy nhiên không phải do chúng lay động vì gió.
Bụi dương xỉ bên dưới khoảng hiện Shingo đang ngồi cũng không lay động. Sâu trong những hẻm núi của Kamakura, đôi khi có thể nghe được tiếng sóng vào ban đêm, thành thử Shingo thoạt tưởng là tiếng động của biển, nhưng đó quả thật là tiếng núi.
Nó giống như tiếng gió ở xa, nhưng lại mang một sức mạnh ngầm, sâu thẳm tựa như tiếng đất rền. Tiếng động ấy như thế vang lên trong tâm tưởng khiến Shingo nghĩ mình bị ù tai, ông lắc lắc đầu.
Tiếng động chấm dứt.
Chỉ sau khi tiếng động chấm dứt, Shingo mới bắt đầu bị xâm chiếm bởi một nỗi sợ.
Ông lạnh người vì nghĩ rằng tiếng động ấy mách cho ông biết về ngày tận số của mình."
Kawabata Yasunari (1899-1972)
Là một trong những tác gia lớn nhất của văn học Nhật Bản thế kỷ XX. Ông là nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải thưởng Nobel Văn học.
Tiếng núi được đánh giá là một tác phẩm đỉnh cao của nền văn học Nhật Bản sau Thế chiến 2 và đã được đăng rải rác từng chương trên nhiều tạp chí khác nhau suốt từ năm 1949 tới năm 1954.